Hướng Dẫn Chi Tiết Về Dược Liệu Quý Giá

CEO Hạnh David

Tam Thất: Hướng Dẫn Chi Tiết Về Dược Liệu Quý Giá

1. Giới thiệu về Tam Thất

Tam thất là dược liệu quý, có giá trị cao, được sử dụng nhiều trong đông y với công dụng chữa bệnh, bổ máu, tăng cường kháng thể. Tam thất thuộc họ Nhân Sâm (một số dược điển liệt kê vào họ Ngũ Gia Bì), sinh trưởng ở vùng núi cao. Tất cả các bộ phận trên cây tam thất đều có thể dùng làm thuốc trong đông y, ngoài ra tinh chất chiết xuất saponin (Rb1, Rb2, Rg1, Rg2), flavonoids, acid amin… đều là những hợp chất quý cho ngành dược.

2. Tam Thất Là Gì?

Tam thất là loại cây dược liệu thuộc họ nhân sâm, tên khoa học là Panax Pseudoginseng. Ở Việt Nam, tam thất có các tên gọi khác là Sâm tam thất, Điền thất nhân sâm, Thổ sâm, Sâm Hoàng Liên, trong lịch sử nó còn được gọi là Kim bất hoán (nghĩa là vàng không đổi). Giống cây quý này được khai thác, sử dụng từ hàng ngàn năm trước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Ngày nay tam thất được trồng phổ biến tại các vườn ở Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu.

Thành phần dược chất có trong tam thất gồm chủ yếu là flavonoids (chất chống lão hóa - anti oxident), dencichine, và các saponin nhân sâm.

3. Đặc Điểm Của Cây Tam Thất

Cây tam thất sinh trưởng trong tự nhiên ở các vùng thổ nhưỡng núi cao trên 1600m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Cây thân thảo, ưa bóng mát, hay mọc gần suối, dòng nước nhỏ, sống lâu năm (có thể lên đến hàng trăm năm).

Hình thái tự nhiên của cây tam thất là thân thẳng đứng, có từ 3-7 lá chét, trên mặt lá có răng cưa rất nhỏ. Lá cây mọc vòng xung quanh thân và nụ/hoa/quả mọc trên đỉnh. Phần rễ củ nằm ngang so với mặt đất, củ có nhiều mắt (mỗi mắt tương ứng với 1 năm tuổi) và rễ nhỏ bao quanh. Nụ, hoa, quả phát triển trong thời gian khoảng 4-6 tháng. Nụ có màu xanh biếc, khi kết thành quả có hình dạng hạt đậu, quả chín chuyển sang màu đỏ, bên trong có 2 lá mầm trắng, rất dễ nhận biết.

4. Cách Chế Biến Tam Thất Thành Dược Liệu

Như đã nói ở trên, tất cả các bộ phận trên cây tam thất đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó phổ biến nhất là phần rễ củ và nụ hoa.

  • Nụ, hoa, lá tam thất: Phơi (sấy) khô, bảo quản kín. Sử dụng làm trà thảo dược.
  • Rễ, củ: Xao, phơi hoặc sấy khô, xay nghiền thành bột tam thất mịn bảo quản thoáng mát. Sử dụng trong các bài thuốc đông y.

5. Cách Sử Dụng Tam Thất

Có 3 phương pháp sử dụng tam thất phổ biến:

  • Cách 1: Thục tam thất
    • Hướng dẫn: Tam thất rửa sạch bằng rượu, phơi khô (hoặc sấy), xay mịn thành bột sau đó xao (hoặc sấy nóng) đến khi ngả vàng.
    • Cách dùng: Uống đều hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần từ 2-3 gram.
  • Cách 2: Dùng tam thất sống
    • Hướng dẫn: Tam thất rửa sạch, thái lát và phơi khô sau đó nghiền thành bột.
    • Cách dùng: Uống 2-3 gram mỗi ngày chia 2 lần.
  • Cách 3: Tam thất tươi
    • Hướng dẫn: Củ tam thất tươi xịt rửa thật sạch tất cả các kẽ đất, sau đó thái lát mỏng.
    • Cách dùng:
      • Xay nhuyễn để đắp lên các vết bầm dập, thâm tím.
      • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, kết hợp với mật ong làm đồ uống tăng cường sinh khí hàng ngày.
      • Thái lát mỏng ngâm mật ong từ 4-6 tuần thì có thể ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 lát mỏng, chia 2 lần.

6. Tam Thất Chữa Bệnh Gì?

Tam thất có khả năng chữa rất nhiều bệnh khác nhau, cụ thể:

  • Thổ huyết (nôn ra máu)
  • Chảy máu cam
  • Đại tiện ra máu (tiện huyết, huyết lỵ)
  • Rong kinh, băng huyết
  • Hoa mắt, chóng mặt sau sinh đẻ
  • Trướng bụng
  • Tụ máu, bầm dập, thâm tím, sưng phù
  • Bổ máu, chữa bệnh mạch vành, huyết áp thấp, trừ cảm lạnh
  • Chữa thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp
  • Bảo vệ tế bào thần kinh, tế bào gan
  • Điều tiết, tăng cường khả năng miễn dịch, hạ mỡ máu, đề kháng virut
  • Chữa viêm loét đại tràng, tá tràng, dạ dày

7. Lưu Ý Khi Dùng Tam Thất

  • Đối tượng sử dụng:
    • Trẻ em: Trẻ em không nên sử dụng tam thất nếu không có chỉ định của bác sĩ.
    • Phụ nữ mang thai: Không sử dụng phần rễ, củ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, phụ nữ vẫn có thể dùng nụ và hoa tam thất với liều lượng ít hơn bình thường.
    • Người cao tuổi: Nên sử dụng thường xuyên để bồi bổ sinh khí, nâng cao tuổi thọ, phòng chống các bệnh về máu, u bướu, ung thư.
    • Người bị cảm phong hàn: Không sử dụng tam thất.
    • Người đang bị chảy máu, máu không đông, vết thương không liền: Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng: Tam thất có dược tính cao, do đó liều dùng cơ bản là 2-3 gram/ngày đối với cơ thể trọng lượng từ 54kg đến 62kg. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, tuyệt đối không dùng quá liều.

8. Nghiên Cứu Về Tam Thất (Nâng Cao)

Mục này dành cho các nhà nghiên cứu, dược sĩ cần tìm hiểu về tam thất. Quý anh/chị vui lòng tham khảo các nghiên cứu, tác giả sau:

  • "Giới thiệu cây tam thất bắc" - Tác giả: Z Lizi, X Yonghua
  • Nghiên cứu “Panax notoginseng” của tác giả F.H.Chen" năm 2020
  • Một số saponin phân lập từ củ cây tam thất - Đồng tác giả F. H. Chen
  • Dự án “Chiết xuất hoạt chất từ tam thất và bào chế cao khô bằng phương pháp phun sấy tầng sôi” (số hiệu: KC.10.DA.01-11/15) của Học viện Quân y
  • Đề cương tam thất bắc - Tác giả: Zhuju Wang
  • Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất - Tác giả: Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen JJ
  • Những xu hướng công bố các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị thương tổn não do thiếu máu cục bộ - Tác giả: Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L.
  • Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất - Tác giả: F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn McEntee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan.
  • Phân lập Saponin từ cây tam thất ở Sapa Lào Cai - Tác giả: Nguyen Thi Hoang Anh, Dang Thi Ngan, Bui Thi Thanh Van, Tran Thi Ngoc Ha, Nong My Hoa, Cao Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Hong Nhung, Duong Thi Ly Huong, Vu Dinh Hoang, Nguyen Huu Tung.

9. Liên Hệ Và Thông Tin Thêm

Hotline: 0919 666 568