Xem thêm

Chùa Huệ Nghiêm Quận 2- Nơi giữ những kỉ lục độc nhất Sài thành

Nằm ngay tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, chùa Huệ Nghiêm là một trong số những ngôi chùa khang trang của quận Bình Tân thu hút đông đảo khách hành hương đến tham...

Nằm ngay tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, chùa Huệ Nghiêm là một trong số những ngôi chùa khang trang của quận Bình Tân thu hút đông đảo khách hành hương đến tham quan hàng năm. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa nổi tiếng nắm giữ nhiều kỉ lục này.

1. Chùa Huệ Nghiêm ở đâu?

Chùa Huệ Nghiêm hiện nay nằm tại số 220/110/1, đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí thuận tiện và nằm trong khu vực có phương tiện giao thông qua lại sầm uất, khách hành hương khi đến chùa có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện cơ giới tùy ý.

Cảnh quang bao quát ở chùa Huệ Nghiêm Cảnh quang bao quát ở chùa Huệ Nghiêm

2. Lịch sử chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm có một lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến cứu nước chống chế độ Ngô Đình Diệm. Vụ việc tự thiêu của "Bồ tát Thích Quảng Đức" đã tạo nên cơn sóng dư luận và khích lệ lòng quyết tâm của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại xâm lược. Chính xác là sự kiện này đã khởi nguồn cho sự xây dựng chùa Huệ Nghiêm trên mảnh đất đầy tình yêu nước. Chùa Huệ Nghiêm được khai lập vào năm 1962 dưới sự điều hành của Hòa thượng Thích Thiện Hòa và được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Với diện tích gần 3ha, chùa không chỉ là một ngôi chùa khang trang, mà còn là một địa điểm có ý nghĩa lịch sử quan trọng của quá khứ.

Bãi giữ xe chùa Huệ Nghiêm Bãi giữ xe chùa Huệ Nghiêm

3. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Huê Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm cách trung tâm Sài Gòn không quá xa, khoảng 10km và đường tới chùa cũng rất dễ đi. Bạn có thể đi đến chùa bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus.

Cách đi đến Chùa Huế Nghiêm bằng xe máy, ô tô

Để di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến chùa Huệ Nghiêm, bạn có thể đi theo tuyến đường sau đây:

  • Từ khu vực chợ Bến Thành, đi dọc theo đường Lê Lai rồi rẽ phải sang khu vực Cống Quỳnh.
  • Tiếp theo, rẽ trái và đi dọc theo các tuyến đường: Hùng Vương, Hồng Bàng, Kinh Dương Vương.
  • Cuối cùng, rẽ vào đường Đỗ Năng Tế, đi thêm khoảng 300m nữa là sẽ đến được khu vực cổng chùa.

Cách đi đến Chùa Huệ Nghiêm bằng xe bus

Đối với người không muốn mất thời gian tìm đường hoặc lo lắng bị lạc, việc đi bằng xe bus, taxi hoặc Grab là một lựa chọn tốt để đi đến chùa. Sài Gòn có nhiều tuyến xe bus đi qua khu vực chùa Huệ Nghiêm, ví dụ như tuyến 01, 10, 11-9,... Hãy nhớ nhắc nhở phụ xe về điểm xuống để tránh lạc đường.

Tham quan Chùa Huệ Nghiêm

4. Bên trong chùa Huệ Nghiêm có gì?

Cổng tam quan nội viện giới đài

Để đặt chân đến Giới Đài Viện, địa điểm hành hương quan trọng nhất, du khách phải vượt qua cầu cổng tam quan. Cổng tam quan của chùa Huệ Nghiêm được xây theo lối kiến trúc cổ xưa, với màu nâu trầm và được làm bằng gỗ cổ. Mái cổng có hoạ tiết rồng uốn lượn ở mỗi góc và phần trên cùng giữa có hình dạng giống như một ngọn tháp xoắn ốc vươn lên cao, màu vàng mang ý nghĩa về sự thịnh vượng. Các bảng hiệu và các cột cũng được viết bằng lối chữ Nho truyền thống. Cái chạm trỗ trên cánh cửa cũng mang đậm phong cách điêu khắc truyền thống của các ngôi chùa xưa.

Cổng tam quan ở chùa Huệ Nghiêm

Chánh điện chùa Huệ Nghiêm

Chánh điện của chùa Huệ Nghiêm đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Hiện nay, chánh điện có diện tích 34m x 18m, bao gồm hai tầng: tầng lầu và tầng trệt. Mỗi tầng thờ hướng về các vị Phật khác nhau. Tại tầng trệt, có tượng Phật bằng gỗ quý, cao 4m70, nặng 9 tấn, và hai tượng Phật Bồ tát Quan Âm và Địa Tạng.

Chánh điện chùa Huệ Nghiêm

Sám hối đường chùa Huệ Nghiêm

Sám Hối Đường của chùa Huệ Nghiêm là nơi thờ tượng Cửu Thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm chất của con người. Đường này có 8 phố tượng bằng gỗ cùng kích thước và một tượng Phật A Di Đà cao 8m, nặng 16 tấn. Trong quá trình xây dựng các tượng, Thượng tọa Thích Minh Thông - Phó trụ trì chùa Huệ Nghiêm đã giảng giải và truyền đạt ý niệm cho các thợ xây dựng. Nhờ vậy, từng tượng phản ánh sự tinh tế và trang nghiêm.

Trai đường chùa Huệ Nghiêm

Trai đường chùa là nơi thờ tượng Phật của ngài Giám Trai sứ giả. Khu vực này có nhiều bàn ghế bằng gỗ để phục vụ cho việc tiểu thực đại chúng vào lúc 6h sáng. Thời gian Quá Đường của ngôi chùa là vào lúc 10h15. Trai đường có không gian thoáng đãng, luôn được giữ gìn sạch sẽ.

Thư viện chùa Huệ Nghiêm

Thư viện của chùa Huệ Nghiêm là nơi lưu giữ một số lượng sách kinh đáng kể, với diện tích rộng. Các bộ kinh sách này bao gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau và được sắp xếp thành các kệ chủ đề như Luật tạng, Thiền tông, Tịnh Độ, Phật pháp, Kinh Điển và Lịch Sử.

5. Những kỉ lục Việt Nam chùa Huệ Nghiêm lưu giữ

Theo tìm hiểu, chùa Huệ Nghiêm lưu giữ kỉ lục với số lượng 5400 chữ trong Giới Kinh Tỳ Kheo và 16000 chữ trong Phạm Võng. Tất cả các chữ này được chạm bằng vàng 24k sáng bóng. Ngoài ra, bộ cửa bằng gỗ lim cùng với pho tượng Phật A Di Đà được chế tác từ gỗ giáng hương bông cũng được ghi nhận trong sách kỉ lục Việt Nam.

Một góc quang cảnh giới đàn ở chùa Huệ Nghiêm

Toàn bộ các thiết kế từ cánh cửa cho đến các pho tượng gỗ đều được chạm khắc rất tinh tế và sống động, mang lại cảm giác trang nghiêm và thanh tịnh.

6. Lưu ý khi đi lễ Chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm là một nơi linh thiêng, do đó, khi đến thăm chùa, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Ưu tiên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tránh mặc những bộ đồ hở hang, làm mất uy nghiêm tại cửa chùa.
  • Tránh sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, chửi bậy, làm ồn ào... để bảo toàn không gian thanh tịnh của chùa.
  • Khi có lòng thành và muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể bỏ tiền vào hòm công đức, không tự ý tiếp xúc tiền với tượng Phật.
  • Tránh ăn uống đồ mặn tại các khu vực quan trọng như Tam Bảo và các ban thờ phật.

Với những giá trị truyền thống và văn hóa mà chùa Huệ Nghiêm ôm trọn, nơi đây xứng đáng trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo các Phật tử từ khắp nơi đến thăm viếng. Đừng quên ghé thăm địa điểm văn hóa này trong những chuyến hành trình tham quan sắp tới của bạn nhé!

Đọc thêm: Chùa Lôi Âm - đến để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của vùng đất Mỏ

1