Cách nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh thơm ngon, chuẩn vị

CEO Hạnh David
Lẩu gà hầm sâm dây (lẩu gà lá sâm) là một món ăn nổi tiếng với sức hấp dẫn đến từ mùi thơm và hương vị đặc biệt. Nếu lần đầu đến du lịch Kon...

Lẩu gà hầm sâm dây (lẩu gà lá sâm) là một món ăn nổi tiếng với sức hấp dẫn đến từ mùi thơm và hương vị đặc biệt. Nếu lần đầu đến du lịch Kon Tum, bạn nhất định phải thử qua món ăn này để trải nghiệm được những cảm giác không nơi đâu có được.

1. Giới thiệu về món lẩu gà hầm sâm

1.1 Nguồn gốc của món Lẩu gà hầm sâm dây

Kon Tum vốn là khu vực khá nổi tiếng với đặc sản sâm Ngọc Linh và sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm). Phần củ của sâm dây thường được sử dụng cho nhu cầu ngâm rượu hoặc nấu nước uống. Còn lại phần lá sẽ bị vứt bỏ. Nhận thấy việc vứt bỏ lá sâm thường khá phung phí vì trong lá sâm cũng chứa một hàm lượng dinh dưỡng nhất định, người dân Kon Tum đã quyết định kết hợp giữa củ sâm dây và lá sâm dây để làm ra món đặc sản đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên này, chính là lẩu gà hầm sâm dây (lẩu gà lá sâm).

1.2 Nguyên liệu làm món Lẩu gà hầm sâm dây

Lẩu gà hầm sâm dây có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm lừng. Để chế biến được món lẩu gà hầm sâm dây, nguyên liệu đầu tiên mà bạn phải có chính là một con gà mái tơ với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều phần thịt và dễ ăn. Gà mái tơ sau khi được sơ chế sạch sẽ đem đi ướp với gia vị và hầm cùng một số loại nguyên liệu như táo đỏ hay củ sâm dây đã được rửa sạch và thái lát mỏng.

Rau ăn kèm món lẩu này sẽ bao gồm những loại nấm như nấm hương, linh chi và mộc nhĩ. Dĩ nhiên là không thể thiếu lá và củ sâm dây Ngọc Linh thơm lừng và đầy dinh dưỡng. Chỉ cần nấu nồi lẩu gà đang sôi sùng sục, những lá sâm dây vào trụng sơ, bạn sẽ thưởng thức được dư vị thơm lừng của món ăn trứ danh Kon Tum này.

[image alt="Lá sâm dây, một nguyên liệu không thể thiếu đối với món lẩu gà lá sâm"]Lá sâm dây, một nguyên liệu không thể thiếu đối với món lẩu gà lá sâm

2. Hương vị đặc trưng của món lẩu gà hầm sâm dây

Món lẩu gà hầm sâm dây có hương thơm khá đặc trưng từ mùi của sâm dây bốc lên nghi ngút. Khi thưởng thức món ăn này, đừng nên ăn vội mà hãy múc ra chén, rồi từ từ tận hưởng hương thơm của lá sâm và nước táo đỏ từ từ lan tỏa đến khứu giác, vào tận từng nang phổi.

Khi ăn, đưa miếng lẩu lên miệng, người thưởng thức sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của thịt gà, vị thơm đặc trưng của lá sâm dây, vị ngót pha chút chan chát rất riêng của loài sâm này tạo nên hương vị đặc trưng mà không món ăn nào có được. Món lẩu gà lá sâm không chỉ được xem là đại bổ, dùng để bồi bổ cho những người suy kiệt mà còn được xem là món “giải độc” trong những ngày Tết khi bạn dùng nhiều món “nóng trong người”.

Thịt gà không quá dai, dễ ăn cộng hưởng với sự thanh tao từ các vị nấm ăn kèm sẽ tạo nên một món ăn giải nhiệt trong những ngày Lễ Tết.

[image alt="Nồi lẩu gà hầm sâm dây đầy dinh dưỡng là món ăn khá bổ dưỡng được nấu vào những dịp quan trọng như lễ tết hay đãi khách"]Nồi lẩu gà hầm sâm dây đầy dinh dưỡng là món ăn khá bổ dưỡng được nấu vào những dịp quan trọng như lễ tết hay đãi khách

Kon Tum được biết đến là xứ sở của loài sâm Ngọc Linh quý giá. Tuy nhiên, nơi đây không chỉ có sâm Ngọc Linh mà còn có sâm dây Ngọc Linh (hồng đẳng sâm) bổ dưỡng, cũng là một trong những loài cây góp phần làm nên tên tuổi của vùng đất dược liệu này.

Sâm dây được trồng thành từng luống, làm giàn cho dây bám nên phát triển rất nhanh, diện tích trồng cũng tăng dần. Cùng với sâm Ngọc Linh, sâm dây trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều ngôi làng ở tỉnh Kon Tum.

Ngoài phần củ thường được phơi khô hoặc bán tươi thì lá của loài sâm này cũng được tận dụng, không còn bị vứt bỏ mà được bán để chế biến làm trà uống, làm rau cho bữa ăn hằng ngày.

[image alt="Nguyên liệu của món gà hầm sâm dây thơm ngon, bổ dưỡng."]Nguyên liệu của món gà hầm sâm dây thơm ngon, bổ dưỡng. [image alt="Cách nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh thơm ngon, chuẩn vị"]Cách nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh thơm ngon, chuẩn vị

3. Hướng dẫn nấu gà hầm sâm dây Ngọc Linh chuẩn vị

Nguyên liệu:

  • 1 con gà nặng tầm 1kg.
  • 1 lạng (100g) gạo nếp.
  • 3-4 củ sâm dây Ngọc Linh.
  • 3-4 lít nước lọc (muốn cháo loãng hay đặc thì thêm hoặc bớt nước).
  • 1 nhánh gừng tầm 8g cạo sạch vỏ, đập dập hoặc cắt mỏng giúp ấm bụng.
  • 2 quả táo tàu khô chuyên dùng nấu thuốc bắc giúp bổ máu. Nếu nhiều hơn màu nước dùng sẽ chuyển sang nâu ố không đẹp mắt.
  • 10g hạt sen (nếu có) giúp người ăn ngủ ngon.
  • 10g cam thảo (nếu có).
  • 10g hoàng kỳ (nếu có).
  • 2 quả hạt dẻ (nếu có).
  • 4 hạt bạch quả (nếu có)
  • 1 củ cải trắng tầm 1 lạng (nếu có) rửa sạch cắt thành miếng .
  • 20 nhánh tỏi bóc sẵn để nguyên nhánh không đập.
  • 20g hành hoa, hành lá sửa sạch thái nhỏ trước.
  • Muối tiêu, hạt nêm phụ gia...

[image alt="Cách nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh thơm ngon, chuẩn vị"]Cách nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh thơm ngon, chuẩn vị

Số lượng thành phần nguyên liệu trên đây tham khảo từ chuyên gia. Trên thực tế gia đình nào muốn ăn nguyên liệu nào nhiều có thể cho thêm. Tương ứng với việc các nguyên liệu có hoặc không có vì chỉ mang tính chất đi kèm món chính là gà, củ sâm dây.

Cách làm gà hầm sâm đúng chuẩn gồm 3 bước theo trình tự: Sơ chế - Nhồi nguyên liệu - Nấu gà hầm sâm dây Ngọc Linh. Cụ thể cách làm như sau:

3.1 Sơ chế bên ngoài lúc chưa nhồi nguyên liệu vào gà

Ở bước chuẩn bị ban đầu này quý vị lưu ý đến cách làm gà hầm sâm dây. Bởi cách làm gà hầm sâm dây Ngọc Linh khác với cách nấu thịt gà như bình thường. Trong đó:

  • Con gà: Cắt tiết, vặt lông, rửa sạch, mổ moi ruột trong bụng, vứt bỏ mỡ quanh cổ, cẳng chân, đầu mỏ, phao câu… Có thể tăng thẩm mỹ con gà bằng cách cắt thêm phần cổ, cẳng, khủy cánh gà. Giữ nguyên con, tuyệt đối không xé phay hay chặt nhỏ.
  • Gạo nếp: Vo sạch, ngâm trong 1 tiếng với nước lạnh, để gạo nở ra sau đó vớt để ráo nước. Điều này giúp gạo ở bên trong bụng gà nhanh chín hơn.
  • Củ sâm dây tươi: Rửa sạch, để ráo nước.

3.2 Cách nhồi nguyên liệu vào bụng gà đúng chuẩn

  • Nhồi 1 ít gạo nếp (3 thìa) vào bụng con gà, ít hay nhiều tùy thuộc vào gà lớn hay nhỏ.
  • Cho một ít các thứ sau: nhân sâm, hạt sen, hạt dẻ, táo tàu, cam thảo, hoàng kỳ, bạch quả, củ cải, tỏi… Số còn lại chút nữa sẽ để bên ngoài con gà trong nồi cháo.
  • Dùng tăm nhọn khâu kín hoặc dây cột kín phần mổ bụng con gà lại nhằm không để nguyên liệu rơi ra ngoài.
  • Không cần thiết bỏ bột nêm vào bụng gà vì gà sẽ ngấm vị từ cháo bên ngoài.

[image alt="Cách nấu gà với sâm tươi, cách làm gà hầm sâm đúng chuẩn"]Cách nấu gà với sâm tươi, cách làm gà hầm sâm đúng chuẩn

3.3 Cách nấu Gà hầm sâm dây Ngọc Linh

  • Đầu tiên phải nấu nước dùng trước bằng cách: cho toàn bộ các thứ còn lại của nguyên liệu chuẩn bị (trừ hành và hạt nêm) vào nồi, nấu to lửa tới lúc sôi.
  • Thả từ từ gà vào nồi nước dùng đang sôi, tiếp tục nấu to lửa khoảng 40 phút.
  • Cuối cùng giảm nhỏ lửa và tiếp tục nấu trong 10 phút cuối. Như vậy tổng thời gian hầm gà chỉ khoảng gần 1 tiếng.
  • Gà hầm sâm dây sẽ có nước dùng màu trắng đục. Hương thơm tự nhiên của nhân sâm, thịt gà cùng các nguyên liệu sẽ làm bạn muốn thưởng thức ngay lập tức. Để biết hầm gà xong chưa quý vị lấy đầu đũa đâm xuyên qua dễ dàng thân con gà là được.

3.4 Cách ăn Gà hầm sâm dây Ngọc Linh

Số hành lá quý vị cắt ngắn để cho vào nồi cháo khi vừa đun xong chuẩn bị ăn. Múc gà và nước hầm qua một niêu hoặc tô sứ to vừa đủ. Để phần bụng gà ngửa lên để dễ dàng dùng đũa xé thịt và ăn các phần bên trong bụng gà.

Nêm gia vị món gà hầm sâm có rất nhiều cách tùy sở thích từng người. Chúng tôi giới thiệu qua 3 cách đó là:

  1. Nêm thẳng vào nồi 1 chút hạt nêm.
  2. Chấm muối tiêu cùng dầu mè ở bên ngoài.
  3. Nước tương 3 muỗng giấm 2 muỗng (có thể thay bằng chanh) mật ong, đường (nếu có). Đây là hỗn hợp nước chấm vừa có vị mặn, chua, cay rất ngon. Dân dã hơn có thể dùng nước mắm chanh tỏi ớt cho nhanh, gọn lẹ.

Trên đây là cách nấu Gà hầm sâm dây Ngọc Linh chi tiết và chuẩn xác nhất. Chúc quý vị có được món gà hầm nhân sâm ngon, bổ dưỡng và thật nhiều sức khỏe.

4. Công thức nấu lẩu gà hầm sâm dây Ngọc Linh

Nguyên liệu:

  • Gà ta, gà tre, gà ác tùy vào sở thích của bạn
  • Đẳng sâm củ, ( sâm dây Ngọc Linh)
  • Táo đen, táo đỏ, kỉ tử
  • Gia vị: Hành củ, tiêu, ớt, sa tế, muối, nước mắm, (đường, bột ngọt nếu cần, vì sâm đã rất ngọt rồi)
  • Rau lẩu: Cải thảo, cải ngọt, mùng tơi, nấm bào ngư… tùy sở thích. Và một nguyên liệu không thể thiếu chính là lá sâm dây thần thánh nhé. Lẩu sâm nhúng lá sâm thì còn gì bằng.

Chế biến:

  • Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp gia vị 15 phút rồi xào chín cho thấm gia vị.
  • Nước lẩu gồm củ sâm, táo đen, táo đỏ, kỉ tử hầm sôi 15 phút.
  • Cho gà vào nước lẩu, đun sôi lại 5 phút, nêm lại vừa ăn là được.

Kết luận

Tuy là lẩu “ăn chơi”, nhưng nguyên liệu xuất phát từ những thứ có lợi ích cho sức khỏe và rất phù hợp với những thực khách dị ứng các chất phụ gia như bột ngọt. Gà hầm sâm dây nhiều giờ liền với hương thơm nức mũi, không chỉ bồi bổ cơ thể mà các nguyên liệu kết hợp lại với nhau không hề có tính hàn, khả năng làm mát, giải độc gan rất tốt. Vì thế thật không quá khi nói món lẩu gà hầm sâm dây là món ăn đúng chuẩn ngon - bổ - rẻ.

1