Xem thêm

Khám phá chùa Địa Tạng Phi Lai tự: Nơi tĩnh tâm trong lòng Hà Nam

Tìm hiểu về Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam Bạn có muốn tìm đến một chốn tĩnh tâm, nơi mang lại cảm giác tự tại như đang lạc bước vào bồng lai tiên...

Tìm hiểu về Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam

Bạn có muốn tìm đến một chốn tĩnh tâm, nơi mang lại cảm giác tự tại như đang lạc bước vào bồng lai tiên cảnh? Chào mừng bạn đến với Chùa Địa Tạng Phi Lai tự ở Hà Nam, nổi tiếng với lịch sử hơn 1.000 năm tuổi và sự linh thiêng của nó. Chùa nằm tựa lưng vào núi, hai bên là tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ, bên trong chùa có nhiều cổ vật thiêng liêng, một dấu ấn của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Bạn sẽ tìm thấy trong bài viết dưới đây một số thông tin về Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam, để có kế hoạch khám phá tốt nhất trong chuyến đi sắp tới.

Địa Tạng Phi Lai tự Ảnh: Son Dinh

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự ở đâu?

Địa chỉ Chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự (hay còn gọi là chùa Đùng) nằm trên một ngọn đồi nhỏ, phía sau là rừng thông xanh mát. Chùa thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam.

Tên gọi chùa đến từ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, có nghĩa là nơi Ngài quay trở về hoặc không quay trở về. Nơi mà Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa Phật.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam

Cách Thủ đô Hà Nội hơn 70km, Địa Tạng Phi Lai tự (Chùa Đùng Hà Nam) là một điểm dừng chân an yên cho những ai muốn tìm đến góc tĩnh tâm và phù hợp với những chuyến đi trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam Google maps

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Địa Tạng Hà Nam Ảnh: Đức Ngọc Phương

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam có mở cửa không?

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam mở cửa từ 8 giờ sáng đến 17h30 tối các ngày trong tuần. Tuy nhiên, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để xác định thời gian chùa có mở cửa không.

Trụ trì Chùa Địa Tạng Phi Lai tự

Trụ trì của Chùa Địa Tạng Phi Lai tự (chùa Đùng Hà Nam) là Đại Đức Thích Quang Minh. Trụ trì cho biết với thông điệp mỗi lần gọi tên là một lần đánh thức bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng trong chính mỗi con người, biết lựa chọn cách nghĩ cho người và lối sống vì mọi người.

Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai tự

Theo lời kể, chùa Đùng được xây dựng vào thế kỉ 11, và từng là điểm cầu tự của vua Trần Nghệ Tông và vua Tự Đức. Chùa Đùng tựa lưng vào núi, thế như ngai vàng, hai bên có Thanh Long và Bạch Hổ tạo ra sự uy nghiêm và thiêng liêng.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài, chùa bị bỏ hoang và cây cối bao quanh khiến chùa bị lãng quên. Đến năm 2015, Đại đức Thích Minh Quang đã tiếp nhận và sửa chữa, thiết kế lại chùa.

Review kinh nghiệm đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Không gian yên bình và thanh tịnh

Chùa có không gian sơn thuỷ hữu tình, lưng tựa núi, và còn có ao sen nhỏ lặng sóng. Cả quần thể chùa như đang ẩn mình trong rừng cây kỳ vĩ.

Chùa có Tam bảo, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền, nhà thờ tổ, chỗ ở nghỉ ngơi, giảng đường, nơi ở của Phật tử và nhà khách. Kiến trúc mang đậm nét Phật giáo, nhiều tiểu tiết hoa văn. Màu nâu trầm tạo nên một vẻ nhẹ nhàng hơi trầm mặc, chùa vừa mới tu sửa gần đây nên còn rất mới.

3 điều đặc biệt tại Địa Tạng Phi Lai Tự Ảnh: Đức Ngọc Phương

Ngay trước Tổ đường, chùa có 12 vòng tròn được vẽ lên nền cát sỏi, tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Những viên sỏi tượng trưng cho sự thiền định. Nhìn từng viên sỏi vây quanh chân làm lòng người thanh thản đến lạ.

Thêm vào đó, trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng xây dựng từ thời Lý - Trần. Tháp là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư. Khi nắng chiếu vào, bóng tháp đổ dài từ làng Đùng ra tận làng Tháp.

Thưởng thức cổ vật triều đại Lý - Trần tại chùa Phi Lai Địa Tạng Hà Nam

chùa Phi Lai Địa Tạng Hà Nam, bạn sẽ tìm thấy các mẫu gạch ngói có rất nhiều loại hoa văn độc đáo như hình hoa sen, hình rồng, hình thần chim Garuda, hình công phượng. 2 bộ phận linh vật, cổ vật thực tế đều tái hiện lịch sử từ thời Lý - Trần.

Các cánh hoa sen được hình thành với mũi nhọn hơi lên, đây là minh chứng cho hoa văn Lý Trần khoảng thế kỷ 11-14. Chúng khác biệt so với cánh sen ngang hoặc chúc xuống thời Lê.

Thêm vào đó, những viên ngói hình thần chim Garuda trên tháp biểu trưng cho vũ trụ, còn con vật đội tượng trưng mặt đất cuộc sống con người. Đó là minh chứng tốt nhất cho mô hình tháp thể hiện vũ trụ luận của Phật giáo từ gốc Chiêm Thành.

Thưởng thức cổ vật triều đại Lý - Trần Ảnh: Đức Ngọc Phương

Những góc sống ảo hấp dẫn tại chùa Phi Lai Địa Tạng Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự được biết đến là một điểm check-in "triệu like" với những góc chụp cực kỳ xịn sò.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - 12 vòng tròn được vẽ lên nền cát sỏi, điều này tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người Ảnh: Đức Ngọc Phương

Các hoạt động đặc trưng của chùa Địa Tạng Phi Lai tự

Trong những ngày đầu năm, chùa Địa Tạng Phi Lai tự sẽ trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ cho ngày Tết cổ truyền. Đến khoảng 9-10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.

Vào tháng 6-7, Địa Tạng tổ chức các khóa tu mùa hè. Đặc biệt vào ngày 30/7 Âm lịch, nơi đây còn diễn ra hoạt động Lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát. Vào Tết Trung thu 15/8 Âm lịch, bạn có thể tới đây để ngắm trăng tròn trong không gian thênh thang.

Các hoạt động đặc trưng của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Ảnh: Son Dinh

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự chép kinh

Năm 2018, Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), đã phát động phong trào chép Kinh Bổn Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng trong sự kiện Lễ Vu Lan tại chùa. Đến nay sau gần 2 năm, số lượng Phật tử trong và ngoài nước hưởng ứng vô cùng đông đảo, lượng kinh chép tay gửi về chùa đã lên tới hơn 5 vạn quyển.

Ngài rất mong muốn mọi người chép kinh để gửi về chùa, dâng lên cúng dường chư Phật. Một quyển kinh chép tay, được Ngài ví von có giá trị như trăm triệu tiền xây dựng. Như vậy chúng ta đời này, dù sinh vào cảnh nghèo khó, vẫn có cơ hội để công đức xây dựng chùa bằng hình thức chép kinh.

Trong công đức ở chùa, bạn có thể tự làm, bảo người làm, hoặc thấy người khác làm mình vui mừng theo, công đức đều như nhau. Vì thế, bạn có thể khuyến khích mọi người xung quanh cùng chép kinh - từ con, cháu, bạn bè.

Có nhiều người không hiểu và nghĩ rằng chép để thầy chôn xuống dưới chân tượng. Thật không phải như thế. Đúng hơn, chép kinh đưa vào trong kim thân của Đức Bồ Tát Địa Tạng vương. Thầy có dự định xây tượng của Ngài cao 21m ở đỉnh núi tại chùa - nhưng đó là trong tương lai và hành trình phía trước, không phải ngay bây giờ. Ngoài ra, kinh sẽ được sử dụng để đặt trong các lầu tháp và nhiều nơi khác tại chùa.

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự cầu gì?

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là nơi linh thiêng, điểm đến tâm linh của người dân địa phương cũng như trong cả nước. Người dân thường đến chùa để cầu bình an và sức khỏe vào mùng 1, ngày Rằm, các ngày Lễ của nhà Phật, và dịp đầu Xuân Năm mới.

Tour chùa Địa Tạng Phi Lai tự

Tour chùa Địa Tạng Phi Lai tự thích hợp nhất có thể đến là chùa Hương (Hà Nội) - chùa Địa Tạng và chùa Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình). Bạn có thể tham khảo tour chùa Địa Tang Phi Lai tự để trải nghiệm đầy đủ các điểm đến này.

Những lưu ý khi đến Địa Tạng Phi Lai tự

  • Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là nơi linh thiêng, vì vậy khi đến đây bạn nên mặc những trang phục giản dị, không nổi bật và không gây phản cảm để tôn trọng không gian thiêng liêng của chùa.
  • Thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng, hạn chế việc mất tập trung chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không có sự cho phép của nhà quản lý.
  • Không đè lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Hãy vứt rác vào đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nếu muốn chụp ảnh hoặc quay phim, hãy xin phép ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý.
  • Vui lòng không bỏ tiền vào tượng Phật, chỉ đặt tiền vào hòm công đức.
  • Hãy chắp tay và cúi chào sư thầy, sư cô khi gặp gỡ.

Dịch vụ SEO bởi AnnaM Restaurant

1