Xem thêm

Kiến trúc chùa Việt Nam: Tận hưởng vẻ đẹp tâm linh và văn hóa

Việt Nam, một đất nước đa tôn giáo, với Phật Giáo chiếm phần lớn, đã từ lâu ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán của người Việt. Kiến...

kien-truc-chua-viet-nam-1

Việt Nam, một đất nước đa tôn giáo, với Phật Giáo chiếm phần lớn, đã từ lâu ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán của người Việt. Kiến trúc chùa, với đặc điểm riêng, là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của người Việt.

Khái quát kiến trúc chùa Việt Nam

Trên khắp đất nước, có khoảng 14.500 ngôi tự viện thuộc ba hệ phái của Phật Giáo, gồm Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Thiết kế và xây dựng một ngôi chùa không chỉ mang tính tâm linh mà còn mang trong mình tâm hồn văn hóa Việt, vì vậy rất quan trọng.

Trước khi bắt đầu thiết kế và xây dựng, cần xem xét các yếu tố như vị trí đất xây dựng, phong thủy, hướng, ngày giờ... Ngày trước, chùa được xây dựng bằng nhiều vật liệu như tre, tranh, gỗ... Tuy nhiên ngày nay, chùa thường được xây dựng vững chắc hơn bằng sắt thép, xi măng, gạch đá... Chùa được xây dựng chủ yếu dựa trên kinh phí từ nhân dân, thông qua việc đóng góp công đức. Điều đặc biệt trong kiến trúc chùa là việc ghi tên của những người có công đức cúng dường xây dựng chùa lên các viên gạch, cột, tường hoặc các đồ sành, sứ trong chùa.

Chùa Việt Nam theo cấu trúc

Cấu trúc chùa chữ Đinh

Chùa chữ Đinh được xây dựng với thiết kế chính điện được nối thẳng góc với nhà bái đường. Một số ngôi chùa nổi tiếng xây dựng theo kiểu này như chùa Dư Hàng ở Hải Phòng, chùa Bích Động ở Ninh Bình, chùa Trăm Gian ở Hà Nội...

Cấu trúc chùa chữ Công

Chùa chữ Công được thiết kế chính điện và nhà Bái đường song song với nhau, được nối bằng nhà thiên hương, đây là nơi các nhà sư thực hiện các nghi lễ. Một số ngôi chùa nổi tiếng xây dựng theo kiểu này như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Cầu ở Hội An...

Cấu trúc chùa chữ Tam

Chùa chữ Tam được xây dựng theo kiểu có 3 nếp nhà song song với nhau: Chùa Hạ - chùa Trung - chùa Thượng. Một số chùa tiêu biểu cho kiến trúc này như chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội.

Cấu trúc chùa kiểu Nội Công Ngoại Quốc

Chùa kiểu Nội Công Ngoại Quốc được xây dựng với hai hành lang nối dài: phía trước là nhà tiền đường và phía sau là nhà hậu đường. Tất cả tạo thành một hình chữ nhật bao lấy nhà thiên hương, chánh điện và các công trình ở giữa. Kiến trúc chùa kiểu này bên trong có dáng chữ Công, bên ngoài có dáng chữ Khẩu hoặc chữ Quốc.

kien-truc-chua-viet-nam-2

Nguyên tắc thiết kế kiến trúc chùa Việt Nam

Các công trình chùa Việt Nam thường được xây dựng đa phong cách, nhưng thường đáp ứng các yếu tố quan trọng như:

  • Cổng tam quan: là ngôi nhà với 3 cửa dẫn vào chùa, bên trên có thể làm nơi gác chuông.
  • Sân chùa: là nơi đặt cây cảnh, tượng mẹ Quan Âm, lư hương giữa trời.
  • Nhà bái đường: nơi đặt tượng, bia đá tạc sự tích ngôi chùa, lư hương, đây là nơi thắp hương chính...
  • Chính điện: nơi có một khoảng trống rộng lớn, đây là nơi quan trọng nhất của chùa, thờ các tượng Phật, thực hiện các nghi lễ.
  • Hành lang: sẽ xây song song với chính điện, nối liền chính điện và hậu đường tạo thành một căn nhà ba gian, hậu đường (phía sau chính điện).

Ngoài những công trình chính yếu, kiến trúc các chùa lớn còn được bài trí đa dạng như vườn cây, ao cá, hồ sen...

kien-truc-chua-viet-nam-3

Bài trí tượng thờ chùa Việt Nam

Trong chùa Việt Nam, các tượng thờ được bài trí theo công thức và ý nghĩa rõ ràng. Ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống, các cảnh lúc đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và các vị thần khác được bày trí.

  • Tượng tam thế tức tượng "thường trụ tam thế diệu pháp thân" nghĩa là Phật thường trụ trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Tượng Di Đà tam tôn: lớp thứ 2 thờ 3 pho tượng: tượng đức A Di Đà tức Thụ dụng Trí Tuệ thân. Đứng 2 bên có tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng đức Đại thế Chí Bồ Tát. Đức Phật cùng với hai vị Bồ Tát này cứu độ tất cả chúng sanh ở cõi Sa bà đến cõi Cực Lạc.
  • Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh: lớp thứ 3 sẽ có 3 pho tượng. Ở giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật. Hai bên sẽ có tượng Đức Văn Thù Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Ở lớp thứ 3 này, sự bài trí ở nhiều chùa có sự thay đổi.
  • Tượng Cửu Long: lớp thứ tư ở giữa là tượng Cửu Long. Theo thuyết về sự ra đời của Đức Thích Ca Mâu Ni, lúc ngài ra đời có chín con rồng phun nước vây quanh và phun nước để ngài tắm. Tượng Cửu Long ý chỉ chín con rồng này. Ở giữa có tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lúc mới sinh. Hai bên có tượng Đại Phạm Thiên và tượng Đế Thích ngôi ngai, hai vị này hộ trì cho Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật.
  • Tượng Tứ Thiên Vương: 4 pho tượng Tứ Thiên Vương mặc Vương phục được bày thành hai dãy đối nhau, nghĩa là bốn vị hộ thế.
  • Tượng tứ Bồ Tát: một số chùa chọn thờ tứ Bồ Tát thay cho vị trí của Tứ Thiên Vương gồm: Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngũ Bồ Tát, Quyền Bồ Tát.
  • Tượng Bát Bộ kim Cương: Tám vị Kim Cương là thần tướng nhà trời gồm: Thanh Trừ Kim Cương, Tích Độc Thần Kim Cương, Hoàng Tùy Cầu Kim Cương, Bạch Tĩnh thủy Kim Cương, Xích Thanh Hỏa Kim Cương, Định Trừ Tai Kim Cương, Tử Hiền Kim Cương, Đại Thần lực Kim Cương.

kien-truc-chua-viet-nam-4

Vài điểm đặc trưng của kiến trúc chùa Việt

Kiến trúc chùa Việt Nam rất đặc trưng, mang trong đó nét văn hóa Việt, thể hiện rõ ở từng chi tiết của ngôi chùa:

  • Mái chùa: Triền mái thẳng và hếch lên ở góc mái gọi là đao quật, phần mái lớn chiếm ⅔ chiều cao của chùa. Trên mái chùa thường đặt những con vật làm từ đất nung, vữa, đảnh mái gắn rồng, cá chép hóa rồng... Mái chùa thường được lợp bằng ngói mũi hài.
  • Cột chùa: Cột chùa phải chống đỡ sức nặng của cả ngôi chùa nên thường to, tròn, phình ra ở giữa và có chân. Kiến trúc chùa thường có cột cái, cột con và cột hiên.
  • Cửa chùa: Cửa chùa hiện nay thường được làm bằng gỗ, có nhiều kiểu dáng đa dạng. Cửa ra vào được làm rất rộng, bên cạnh đó còn có rất nhiều cửa sổ.

kien-truc-chua-viet-nam-5

Một số ngôi chùa có kiến trúc độc đáo tại Việt Nam

Cùng khám phá những ngôi chùa độc đáo và đẹp mắt tại Việt Nam:

Chùa Dược Sư Lâm Đồng

Chùa Dược Sư nằm tại Thôn Phú An, xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa, phần góc mái uốn cong, hai tầng. Chùa được xây dựng bởi Sư bà Hải Triều Âm.

Chùa Việt Nam Quốc Tự

Chùa Việt Nam Quốc Tự tọa lạc tại đường 3/2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có tòa tháp cao nhất Việt Nam với 13 tầng, cao 63m. Chùa có kiến trúc kết hợp giữa hiện đại và truyền thống cổ xưa. Tổng diện tích chùa lên đến 11000 m2.

Chùa Dâu ở Bắc Ninh

Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây theo kiểu Nội Công Ngoại Quốc với bốn dãy hình chữ nhật bao quanh tiền đường, thiên hương, thượng điện. Những pho tượng ở đây mang dấu ấn đặc biệt cổ kính.

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây từ thời nhà Đinh với kiểu kiến trúc vòm mái độc đáo, gồm nhiều hình khối lớn với tổng diện tích lên đến 539 ha. Chùa được vinh danh và xác lập kỷ lục nhiều nhất Đông Nam Á và Châu Á với mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là ngôi chùa cổ lưu giữ lại bộ mộc bản gốc của Phật giáo phái Trúc Lâm. Kiến trúc ngôi chùa rất chỉn chu và bề thế trên một tục hướng đông nam. Chùa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới - khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Chùa Nôm Hưng Yên

Chùa Nôm thuộc làng Nôm, xã Đồng Đại, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là ngôi chùa có tam quan lớn nhất ở Việt Nam. Chùa được xây dựng giữa rừng thông đại thụ và có kiểu kiến trúc chữ Đinh.

Điểm qua những ngôi chùa này, chúng ta có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp tâm linh và văn hóa của kiến trúc chùa Việt Nam.

1