Top 99+ Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Ngon Miệng, Dễ Làm

CEO Hạnh David
Chào mừng đến với mùa Tết, thời điểm mà gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả. Nhằm thể hiện sự ấm no, hạnh phúc và mong ước một năm mới phát...

Chào mừng đến với mùa Tết, thời điểm mà gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả. Nhằm thể hiện sự ấm no, hạnh phúc và mong ước một năm mới phát đạt, các món ăn ngày Tết cần được chuẩn bị đầy đủ và thịnh soạn. Hãy cùng bTaskee điểm danh một số món ăn nổi bật dưới đây!

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong ẩm thực Việt Nam, tượng trưng cho đất và được dùng để thể hiện lòng biết ơn của chàng Lang Liêu đối với đất trời. Vì vậy, món ăn này không thể thiếu trong những dịp Tết đến xuân về. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp, đậu xanh ngọt bùi, hơi cay cay của tiêu và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị đậm đà, đặc trưng của ngày Tết. Những chiếc bánh dẻo tròn thơm hay khung cảnh ngồi bên bếp lửa chờ nồi bánh chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc nước ta. Ngoài xuất hiện trong mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc, loại bánh này còn được dùng làm quà biếu cho người thân hay bạn bè.

Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

Bánh tét

Bánh tét mang ý nghĩa là sự gặp gỡ của trời và đất, là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Nếu như bánh chưng gói bằng lá dong ở miền Bắc thì bánh tét ở miền Trung lại được gói bằng lá chuối. Tuy nguyên liệu giống nhau nhưng bánh tét được gói theo từng đòn hình trụ. Ở miền Nam, bánh tét còn được “cải tiến” thành 2 loại là nhân mặn và nhân ngọt. Với bánh tét nhân mặn, ngoài nguyên liệu truyền thống là thịt mỡ và đậu xanh, nhiều gia đình còn cho thêm lạp xưởng, trứng muối,… để thêm vị khác lạ. Ngược lại, bánh tét nhân ngọt thường được gói bằng các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh hay chuối,… Loại bánh này có vẻ bề ngoài rất bắt mắt, được gói vuông vức, chắc đẹp.

Bánh tét ở miền Trung được gói bằng lá chuối, có dạng đòn hình trụ.

Thịt kho tàu

Ở miền Nam, món ăn ngày Tết nổi tiếng nhất không thể không kể đến là thịt kho tàu, còn gọi là thịt kho hột vịt, thịt kho nước dừa, thịt kho rệu,… Những ngày cận Tết, ngoài việc làm bánh tét, các gia đình miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt kho tàu lớn để ăn. Món ăn này rất dễ ăn, trông bắt mắt, hấp dẫn và ngon miệng. Bạn có thể ăn kèm với dưa giá nếu muốn thưởng thức mà không bị ngấy.

Thịt kho tàu dễ ăn, có vẻ ngoài bắt mắt và ngon miệng.

Cá kho tộ

Trong tiếng Hán, cách phát âm của “cá” gần giống với “dư”. Vì vậy, người xưa quan niệm rằng ăn cá trong ngày Tết là điều may mắn, cả năm được dư dả, sung túc, sự nghiệp thăng tiến, cuộc sống suôn sẻ. Ngoài ra, các món ăn trong ngày tết thường dễ gây ngán, khó tiêu. Để cân bằng hương vị, chống ngán và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cá kho tộ sẽ là lựa chọn phù hợp. Đây là món ăn truyền thống của người dân miền Nam và thường xuất hiện trong cả những bữa ăn hàng ngày. Để đảm bảo ý nghĩa phong thủy, bạn nên để con cá nguyên vẹn, không làm vỡ khi chế biến.

Cá kho tộ là món ăn truyền thống của người dân miền Nam.

Món ăn ngày tết - Canh khổ qua

Canh khổ qua là món ăn quen thuộc hàng ngày của các gia đình Nam Bộ. Với ý nghĩa cầu mong mọi điều khổ cực, xui rủi trong năm cũ sẽ đi qua và chào đón một năm mới tốt đẹp, vạn sự như ý, canh khổ qua đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.

Canh khổ qua là mong ước cho một năm mới vạn sự như ý.

Chả giò

Chả giò thường không thể thiếu trên mâm cỗ ngày xuân của người miền Tây. Món ăn này sử dụng bánh pía để gói hỗn hợp thịt và rau củ bên trong. Khi chiên lên có độ giòn nhất định, gia vị được nêm nếm vừa ăn sẽ là một món ăn tuyệt vời cho những ngày đầu năm mới.

Chả giò khi chiên lên có độ giòn nhất định, là một món ăn tuyệt vời cho ngày Tết.

Giò thủ

Vào ngày Tết ở miền Bắc, hầu hết các gia đình sẽ chuẩn bị giò thủ trong mâm cỗ. Món ăn được làm từ thịt băm nhỏ, gói trong lá chuối thành ống, buộc bằng lạt giang và mang đi hấp hoặc luộc. Giò thủ thường được ăn kèm với dưa giá, rau sống, giúp tạo nên hương vị đa dạng cho bữa ăn.

Giò thủ được làm từ thịt băm nhỏ, gói trong lá chuối thành ống.

Nem rán

Khi liệt kê những món ăn ngày Tết không thể bỏ qua nem rán. Bởi lẽ, nem rán có cách thức thực hiện rất đơn giản mà lại thơm ngon, hấp dẫn. Nem rán miền Bắc có nhiều loại, cách làm tương tự với chả giò của người miền Nam. Nguyên liệu chính của món ăn này gồm: Nấm hương, thịt lợn, mộc nhĩ, giá sống,… được băm nhỏ trộn thành nhân. Nem được gói trong một lớp bánh tráng, chiên vàng đều các mặt.

Nem rán được gói trong một lớp bánh tráng, chiên vàng đều các mặt.

Gỏi cuốn

Trong những ngày Tết, bữa ăn của mỗi gia đình thường có nhiều đạm, ít rau khiến ai cũng ngán. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể xé nhỏ phần thịt thừa sau mỗi bữa ăn để tạo thành gỏi cuốn. Sự kết hợp của các nguyên liệu như: Dưa chuột, cà rốt bào sợi, thịt thái mỏng, trứng ốp la,… cuốn trong lớp bánh tráng giòn rụm, ăn kèm bún, rau thơm, xà lách, nước chấm chua ngọt đã tạo nên một món ăn ngày Tết đậm vị.

Gỏi cuốn rất dễ làm, ăn kèm với nước chấm chua ngọt.

Củ kiệu

Củ kiệu là món ăn kèm nổi tiếng, có lịch sử lâu đời và không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam. Hương vị chính của củ kiệu là chua, ngọt và giòn nên khi ăn rất kích thích vị giác và làm tăng độ ngon của món chính.

Củ kiệu có hương vị chính là chua, ngọt nên ăn rất kích thích vị giác.

Xôi gấc

Theo quan niệm của người xưa, đỏ là màu của sự may mắn, màu của hạnh phúc. Vì vậy, mỗi ngày rằm, ngày lễ, nhất là Tết Nguyên Đán nhất định phải có một đĩa xôi gấc đỏ. Xôi gấc được nấu bằng gạo nếp và gấc tươi, trộn đều rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín, xôi có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, sự dẻo của gạo nếp hay vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa sẽ giúp bữa cơm ngày Tết thêm đậm vị.

Xôi gấc được làm từ gạo nếp và gấc tươi, hấp trong nồi đến khi chín.

Rau muống xào tỏi

Rau muống có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người nên thường được sử dụng trong các món ăn ngày Tết. Trong đó, rau muống xào tỏi là món ăn đơn giản, dễ làm và thích hợp với khẩu vị của nhiều gia đình. Do đó, món ăn này sẽ là một lựa chọn thích hợp nếu bạn quá ngán với các món chiên, rán ngày Tết.

Rau muống xào tỏi dễ làm, phù hợp với khẩu vị của cả gia đình.

Bún chả

Dù trong mâm cơm ngày Tết không hề thiếu các món ăn đậm vị nhưng bún chả vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân Hà Nội. Từng sợi bún trắng nhỏ, chả nướng thơm lừng và nước chấm chua ngọt sẽ giúp những ngày đầu năm của gia đình bạn luôn trọn vị.

Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, giúp bữa cơm ngày Tết thêm trọn vị.

Gà luộc

Trong mâm cúng giao thừa của gia đình Việt không thể thiếu món gà trống luộc nguyên con. Theo quan niệm của người xưa, giao thừa là thời khắc u ám, tối tăm nhất của một năm. Lúc này, nhiệm vụ của gà trống là đánh thức Mặt Trời dậy để mở đầu cho một năm mới rực rỡ. Ngoài ra, gà còn là biểu tượng cho sự chính trực, cương nghị, mạnh mẽ. Nhờ sự đánh thức của gà trống, ánh sáng Mặt Trời sẽ soi sáng khắp đất trời, mang đến năng lượng cho những ngày đầu năm mới.

Gà luộc nguyên con vào đêm giao thừa để đánh thức Mặt Trời dậy.

Món ăn ngày tết - Thịt heo quay

Trong mâm cúng gia đình những ngày Tết, thịt heo quay là món ăn thường xuất hiện bởi mang ý nghĩa tốt lành. Theo quan niệm, heo quay bên mâm cỗ cúng mang ý nghĩa là mong muốn kết thúc năm cũ, cầu chúc năm mới may mắn, bình an và hạnh phúc.

Thịt heo quay thường xuất hiện bởi mang ý nghĩa tốt lành.

Gà nướng lá chanh

Bữa cơm ngày Tết sẽ thật đặc biệt nếu được ăn cùng với gà nướng lá chanh. Ngay từ khi ướp đến giai đoạn thành phẩm, món ăn này đã có hương vị

1