Xem thêm

Bảo tàng Hà Nội - Nơi trở thành điểm đến thú vị cho giới trẻ

Bảo tàng Hà Nội là một điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi khám phá du lịch Hà Nội. Nơi đây sở hữu kiến trúc ấn tượng và có nhiều tư liệu, hình ảnh...

Bảo tàng Hà Nội Bảo tàng Hà Nội là một điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi khám phá du lịch Hà Nội. Nơi đây sở hữu kiến trúc ấn tượng và có nhiều tư liệu, hình ảnh quý giá về Thủ đô ngàn năm văn hiến với nhiều chủ đề hấp dẫn.

1. Bảo tàng Hà Nội ở đâu, giờ mở cửa & giá vé vào

  • Địa chỉ: đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Giờ mở cửa bảo tàng Hà Nội: 8:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00 từ thứ 3 - Chủ nhật
  • Bảo tàng Hà Nội giá vé: Miễn phí

Bảo tàng Hà Nội nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia và là một trong những bảo tàng ở Hà Nội thu hút nhiều du khách ghé thăm nhất.

Hướng dẫn đường đi Bảo tàng Hà Nội: Để đến được bảo tàng, bạn có thể lựa chọn các phương tiện khác nhau. Nếu đi xe buýt, bạn có thể lên xe 22B, 21B, 60A, 60B, 50. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn sẽ đi theo hướng qua Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Hùng. Bảo tàng nằm ngay tại mặt đường chính, rất dễ ghé thăm.

Bảo tàng Hà Nội

2. Giới thiệu Bảo tàng Hà Nội Phạm Hùng

Năm 1982, theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội được thành lập. Bảo tàng Hà Nội được khởi công xây dựng từ ngày 19/5/2008 tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm và được khánh thành vào ngày 6/10/2010.

Với quy mô gần 54.000m2 và kinh phí đầu tư lên đến 2.300 tỷ đồng, Bảo tàng Hà Nội mang kiến trúc mới mẻ, độc đáo và hiện đại. Bảo tàng được thiết kế theo ý tưởng chùa Một Cột, có dáng dấp tựa như một đóa sen.

Bảo tàng Hà Nội gồm có 6 tầng. Tầng 1 có phần cửa mở về 4 hướng, tượng trưng cho sự tụ hội của vùng đất Thăng Long - Hà Nội cổ xưa. Năm 2016, bảo tàng được bình chọn là một trong 36 bảo tàng đẹp nhất thế giới bởi Tạp chí Business Insider (Mỹ).

Trong bảo tàng có lưu giữ nhiều bộ sưu tập, hiện vật quý hiếm như sưu tập trống đồng, đồ gốm sứ, hiện vật cách mạng kháng chiến, hiện vật chất liệu ngọc ngà. Bạn sẽ được tham quan và tìm hiểu câu chuyện về Hà thành qua hàng ngàn năm lịch sử.

Bảo tàng Hà Nội

3. Viện bảo tàng Hà Nội có gì khiến giới trẻ rần rần?

Với hơn 70.000 tài liệu và hiện vật sinh động, Bảo tàng Hà Nội sẽ đưa bạn chu du, khám phá lịch sử, văn hóa và nếp sống của người Tràng An cùng sự phát triển của kinh thành Thăng Long xưa.

3.1. Kiến trúc “kim tự tháp ngược” độc đáo

Bảo tàng Hà Nội sở hữu phong cách kiến trúc độc đáo, tựa như một chiếc kim tự tháp đảo ngược, được thiết kế bởi kiến trúc sư Meinhard fon Gerkan Nikolaus Goetze. Thiết kế của bảo tàng được đánh giá cao, xứng danh với những bảo tàng nổi tiếng của Trung Quốc, Nga và bảo tàng Louvre của Pháp.

Bảo tàng gồm 4 tầng nổi, 2 tầng hầm và cấu trúc dựa trên 4 cụm thang. Tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Sảnh chính có không gian thông tầng hình tròn, tựa như một đường xoáy ốc.

Công trình có kết cấu phức tạp và hình khối vững chắc, nhìn từ mọi hướng có những đường nét giống hệt nhau. Mặt chính của tòa "kim tự tháp ngược" hướng ra Đại lộ Thăng Long, mặt khác tiếp giáp với Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Bảo tàng Hà Nội là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam áp dụng lối kiến trúc nổi tiếng, từng được áp dụng cho tòa nhà Vương miện phương Đông ở Trung Quốc và kim tự tháp ngược tại Slovakia. Nơi đây tạo cảm giác "ảo", tựa như đang lơ lửng giữa không trung và là ấn tượng rõ nét về sự giao thoa và tiếp nối văn hóa trong quá trình hội nhập.

Bảo tàng Hà Nội

3.2. Nội dung trưng bày mô phỏng chiều dài lịch sử của Hà Nội

Bảo tàng là minh chứng lịch sử của hàng ngàn năm văn hiến. Một số bộ sưu tập và hiện vật quý hiếm được trưng bày tại đây như chân đèn gốm men lam xám, chuông đồng Thanh Mai, Long đình Bát Tràng, bộ lưỡi cày, trống đồng Cổ Loa, bộ sưu tập vũ khí trường Giảng Võ...

Với thiết kế độc đáo, bảo tàng như kể cho du khách một câu chuyện dài về Hà thành ngàn năm tuổi bằng những hiện vật sống động. Giữa tòa nhà mô phỏng phong cách châu Âu tinh tế, bảo tàng vẫn giữ dáng dấp Á Đông và kiến trúc đương đại ấn tượng.

Bảo tàng Hà Nội

Cùng ngược dòng thời gian, không gian, trở về những ngày xưa tại:

  • Tầng 1: Nơi trưng bày các hình cột chạm trổ hình rồng thời Lý được đặt trên đế quay, tạo thế như rồng đang bay lên trời xanh. Tại đây còn có các hiện vật gốm sứ thời Lý - Trần - Lê, ảnh và tư liệu về kinh thành Thăng Long thời Đại Việt, cổ vật tại khu Hoàng Thành Thăng Long. Cuối sảnh là không gian bán đồ lưu niệm như băng đĩa, sách về sự phát triển của Thủ đô qua nhiều thời kỳ, sản phẩm khảm trai, khăn tơ lụa, đồ đồng, tranh đá quý…
  • Tầng 2: Khu trưng bày Tiền Thăng Long và khu trưng bày Tự nhiên, điểm nhấn là chiếc trống đồng Cổ Loa, hình ảnh vườn Quốc gia Ba Vì và ba vòng thành Cổ Loa cùng sự đa dạng sinh học của Thủ đô qua các giai đoạn.
  • Tầng 3: Khu trưng bày độc đáo với nhiều hiện vật phong phú, chủ yếu đến từ bộ sưu tập tư nhân của nhà sưu tầm Nguyễn Đình Sử và Vũ Tấn. Những bộ sưu tập “vô giá” như đồ đất thời Lý, trống đồng cổ, đồ đồng Lý - Mạc, gốm sứ Bát Tràng, đồ đồng Đông Sơn, bộ sưu tập tiền cổ của triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần.
  • Tầng 4: Nơi triển lãm về Hà thành xưa, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hàng trăm cổ vật quý hiếm được lưu giữ tại đây.

Bảo tàng Hà Nội

3.3. Ty tỷ góc check-in đẹp ấn tượng

Bảo tàng Hà Nội có hệ thống hiện vật đa dạng, thiết kế chiếu sáng hiện đại cùng cấu trúc hành lang xoắn ốc độc đáo. Đây là một nền tảng tuyệt vời để chụp những bức ảnh đẹp và sáng tạo.

Thời gian gần đây, bảo tàng là tọa độ thu hút rất nhiều người đến check-in, sống ảo với những góc hình đầy tính nghệ thuật. Không gian tràn ngập cây xanh cùng những bậc thang tràn ngập ánh sáng, rủ dây leo xanh tạo nên khung cảnh vô cùng "điện ảnh". Bạn có thể tạo ra những bức ảnh xinh xắn từ bất kỳ góc nào.

Bảo tàng Hà Nội

4. Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Hà Nội

Nếu có dự định ghé Bảo tàng Hà Nội, hãy lưu ngay những tips hữu ích sau đây:

  • Tại bảo tàng có máy pha nước tự động, bạn có thể mua một cốc đồ uống yêu thích tại đây, cần chuẩn bị sẵn tiền lẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, không gây ồn ào.
  • Sạc đầy pin điện thoại và diện những bộ đồ tươi tắn để chụp được những bức ảnh xinh xắn.
  • Nên đi vào ngày giữa tuần để tránh đông đúc và có thể chụp được nhiều ảnh hơn.

Bảo tàng Hà Nội

5. Các bảo tàng ở Hà Nội khác bạn nên ghé thăm

Ngoài Bảo tàng Hà Nội, bạn còn có thể ghé thăm những địa điểm thú vị sau đây:

  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy): Nơi trưng bày về văn hóa và kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam.
  • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (216 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm): Nơi trưng bày lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay.
  • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm): Sở hữu bộ sưu tập với hơn 40.000 tài liệu và hiện vật liên quan đến đời sống phụ nữ Việt Nam.
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình): Nơi trưng bày tư liệu và hiện vật về cuộc đời và con người Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình): Nơi lưu giữ những di sản văn hóa và nghệ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.

Bảo tàng Hà Nội

Sau khi khám phá hệ thống các bảo tàng hấp dẫn tại Thủ đô, bạn có thể ghé thăm những địa điểm vui chơi, giải trí và ẩm thực như Times City. Bạn sẽ được phiêu lưu trong thủy cung Vinpearl Aquarium - "đại dương thu nhỏ" giữa lòng Hà Nội và trải nghiệm những bữa tiệc nghệ thuật dưới biển sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Bảo tàng Hà Nội

Tại Times City còn có một địa điểm vui chơi và giáo dục hướng nghiệp VinKE với những hoạt động mới lạ. Bạn có thể khám phá khu hướng nghiệp với nhiều mô hình nghề nghiệp thực tế, khu trò chơi vận động và khu máy trò chơi siêu hiện đại.

Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hà Nội là một địa điểm thú vị, đưa bạn trở về quá khứ để khám phá Hà Nội xưa. Với hơn 70.000 hiện vật, tài liệu, bạn sẽ có cái nhìn sống động về nét sống và văn hóa của người dân Thủ đô.

1