Xem thêm

Chùa Tam Chúc ở Đâu? Ai là Người Xây Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu? Ai là người xây chùa Tam Chúc, câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi đến với khu tâm linh lớn nhất thế giới - chùa Tam Chúc. Được xây...

Chùa Tam Chúc ở đâu? Ai là người xây chùa Tam Chúc, câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi đến với khu tâm linh lớn nhất thế giới - chùa Tam Chúc. Được xây dựng trên diện tích quy mô lớn của Hà Nam, chùa Tam Chúc đang dần hoàn thiện và tạo thành một quần thể du lịch có quy mô lớn cùng với du lịch chùa hương Tam Chúc Tràng An. Hãy cùng khám phá ngôi chùa này và tìm hiểu rõ hơn về địa điểm và người xây dựng chùa Tam Chúc.

Vị Trí Khu Du Lịch Chùa Tam Chúc ở Đâu?

Ngôi chùa tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km nên có rất nhiều phương tiện để di chuyển như xe bus, xe khách hoặc xe máy, ô tô tự lái. Đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Ngôi chùa này có cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi (Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tình). Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo, Thiên cua giáo, Hồi giáo thi công nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.

Khu tâm linh Chùa Tam Chúc Hà Nam Khu tâm linh Chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính - Ninh Bình và chùa Hương tạo nên tam giác "trục du lịch tâm linh" lớn nhất nước. Đây là lớp làn giao thông đi lại thuận lợi và có tiềm năng trong phát triển du lịch. Một trục đường kết nối thẳng 3 điểm sẽ được xây dựng, khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ khoảng 20km.

Ai là Người Xây Chùa Tam Chúc?

Theo đó, cư sĩ Phật tử Diệu Liên, thế danh Phạm Thị Lan, là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình) và góp công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An - Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc... Đặc biệt là các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Khu tâm Linh Chùa Tam Chúc Khu Nhà Thủy Đình trong chùa Tam Chúc

Trong tầng hai ngôi đền, có khu vực thờ đặt chính giữa có một bức tượng của bà Phạm Thị Lan được đúc bằng đồng, phía trên nóc của ngôi đền tiếp tục treo một bảng ghi danh công trạng của bà. Tại hành lang dẫn vào khu vực thờ có treo rất nhiều bức ảnh bà Phạm Thị Lan tại các điểm chùa mà bà góp công xây dựng.

Bà Phạm Thị Lan chính là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường - chủ đầu tư dự án khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Đồng thời cũng là chủ của những dự án tâm linh siêu khủng với số vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng tại các tỉnh như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên.

Như vậy, thông tin từ dư luận về việc ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, lập đền thờ vợ tại chùa Tam Chúc là có cơ sở.

Chùa Tam Chúc thờ Ai?

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt Ma, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền sư Nguyễn Minh Không...

Cách hành lễ khi đi chùa Tam Chúc.

  • Bước 1: Bạn đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
  • Bước 2: Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, bạn đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn nhang.
  • Bước 3: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì bạn đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn đến đó đặt lễ, dâng hương và khấn cầu theo ý nguyện.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
  • Bước 5: Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì bạn nên tới nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Tam Chúc

  • Diện tích chùa Tam Chúc rất lớn nên trước khi tới tham quan, bạn nên tham khảo bản đồ trước để tránh mất thời gian tìm đường.
  • Khi tới chùa, bạn nhớ ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cũng phải thoải mái. Một đôi giày thể thao sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.

Sự tích Chùa Tam Chúc như thế nào?

Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh".

Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế, ngôi chùa "Thất Tinh" sau này được đổi tên thành chùa "Ba Sao" (Chùa Tam Chúc ngày nay).

Chùa Tam Chúc có gì đặc sắc?

  1. Nhà khách Thủy Đình - Chùa Tam Chúc: Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này để check-in và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.

  2. Cổng Tam Quan: Chùa Tam Chúc ở đâu? Ai là người xây chùa Tam Chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Xe ôm thì không được chạy vào khu vực này, nhưng khi đến đây thì mình vẫn thấy có, chắc là các chú ấy cũng chạy chui thôi. Điều này thì cũng thuận tiện cho các du khách vào đợt lễ tết; vì tình trạng du khách đến tham quan quá đông; xe điện và thuyền hoạt động liên tục và có tình trạng quá tải.

  3. Vườn Cột Kinh: Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình; Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mỗi cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.

  4. Tam điện nguy nga và rộng lớn: Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

  5. Đình Tam Chúc: Ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh. Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

Chùa Ngọc - chùa Tam Chúc Khu Tam Quan Tuyệt đẹp chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu? Ai là người xây chùa Tam Chúc là những câu hỏi mà nhiều du khách quan tâm khi tới đây. Chùa Tam Chúc không chỉ là niềm tự hào của những người dân Hà Nam mà còn là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Hãy dành thời gian tham quan chùa Tam Chúc, khám phá những địa điểm đẹp và tìm hiểu thêm về nơi này.

1