Xem thêm

Chùa Thầy: Ngôi chùa thanh bình gần Hà Nội

Chùa Thầy Quốc Oai, còn được gọi là chùa Cả, là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nằm dưới chân núi Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ, ngôi chùa...

Chùa Thầy Quốc Oai, còn được gọi là chùa Cả, là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nằm dưới chân núi Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ, ngôi chùa này được bao phủ bởi bóng cây xanh và ngọn núi Sài, mang đến không gian an yên và thanh bình.

Giới thiệu chung về chùa Thầy

Chùa Thầy được xây dựng và hoàn thiện từ thời nhà Lý. Đây là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành và đóng góp cho xã hội. Theo truyền thuyết, sau khi đạt được sự giác ngộ, Thiền sư trở về núi Sài để giảng đạo và giúp đỡ dân chúng. Ông đã dạy dân học, hái thuốc, và tổ chức những trò chơi vui nhộn để giải tỏa căng thẳng. Sự tôn trọng và biết ơn của dân chúng đã làm Thiền sư được tôn làm Thầy, và từ đó, ngôi chùa được gọi là chùa Thầy.

Trước mặt chùa Thầy là hồ Long Trì, sau lưng là núi Sài, cảnh vật yên bình xung quanh làm cho chùa Thầy trở thành một bức tranh tuyệt đẹp.

Chùa Thầy chụp từ xa Chùa Thầy chụp từ xa

Khám phá chùa Thầy

Hồ Long Trì

Đầu tiên, khi đến chùa Thầy, du khách sẽ được thấy một hồ nước trong xanh với ánh nước lăn tăn. Ở giữa hồ là Thủy đình với kiến trúc đặc biệt và cổ kính. Đây là nơi diễn múa rối nước vào các dịp lễ hội hàng năm. Hồ nước này được gọi là Long Trì hoặc Long Chiểu, mang ý nghĩa là ao rồng.

Thủy đình ở chùa Thầy Thủy đình ở chùa Thầy

Chùa Thầy

Đi qua hồ Long Trì, bạn sẽ đến chùa Thầy với kiến trúc cổ kiểu chữ Tam, bao gồm chùa Hạ, chùa Trung, và chùa Thượng. Chùa Hạ là nơi tụng kinh, chùa Trung là nơi thờ chư vị Tam Bảo và Phật, và chùa Thượng là nơi đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Di Đà Tam Tôn và Thích Ca. 18 vị La Hán uy nghiêm chấn giữ bảo vệ ngôi chùa được đặt dọc hai bên sườn chùa.

Một góc chùa Thầy Một góc chùa Thầy

Chùa Cao và Hang Cắc Cớ

Chùa Cao nằm trên đỉnh núi, du khách cần leo một đoạn đường dài để đến. Đây còn được gọi là Am Hiển Thụy, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, sau trở thành vị vua Lý Thân Tông.

Phía sau chùa Cao là Hang Cắc Cớ, một hang động sâu và tối, thu hút đặc biệt là các bạn trẻ thích khám phá.

Hang Cắc Cớ ở chùa Thầy Hang Cắc Cớ ở chùa Thầy

Cách di chuyển tới chùa Thầy

Chùa Thầy cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 21km, chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển bằng ô tô.

Nếu không có phương tiện cá nhân, bạn có thể sử dụng xe bus. Có 2 tuyến bus là 09B và 16 xuất phát từ bến xe Mỹ Đình và dừng tại trường tiểu học Sài Sơn A. Từ đó, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe ôm để đến chùa Thầy.

Sơ đồ di chuyển đến chùa Thầy Sơ đồ di chuyển đến chùa Thầy

Một vài lưu ý khi đến chùa Thầy

  • Để tôn trọng không gian thanh tịnh, du khách cần chú ý từ trang phục đến lời nói.
  • Tránh mặc quần áo quá ngắn hoặc không phù hợp gây phản cảm.
  • Nên mang theo áo chống nắng, giày thể thao và mũ để tiện leo núi.
  • Đến chùa, hãy nói nhỏ và tránh nô đùa, cãi nhau to tiếng để không làm mất đi sự thanh tịnh của chùa.
  • Không được chạm vào tượng thờ khi không được phép và không được ngắt hoa bẻ nụ trong khuôn viên chùa.
  • Đặc biệt, hãy chú ý không xả rác bừa bãi và luôn bảo vệ môi trường.

Chùa Thầy là một điểm đến hấp dẫn và thu hút nhiều du khách, đặc biệt vào những dịp cuối tuần. Nếu bạn muốn tìm một nơi cổ kính và thanh tịnh để khám phá, hãy đến chùa Thầy ngay thôi.

1