Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình

CEO Hạnh David
Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình không chỉ đơn giản là những món ăn mang hương vị của núi rừng, mà còn mang trong mình sự độc đáo và hấp dẫn....

Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình không chỉ đơn giản là những món ăn mang hương vị của núi rừng, mà còn mang trong mình sự độc đáo và hấp dẫn. Đặc trưng về nông nghiệp và lao động sản xuất cùng với khẩu vị đặc trưng của người Mường tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực của họ. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của người Mường ở Hòa Bình.

Văn hóa ẩm thực đặc trưng nông nghiệp, lao động sản xuất

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 1 Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 1

Món ăn của người Mường chủ yếu được chế biến từ các sản vật khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Nền kinh tế chủ yếu của người Mường là nông nghiệp, canh tác lúa nước và cơm nếp đồ là món ẩm thực không thể thiếu. Đây là một món ăn mang ý nghĩa lớn để cảm ơn trời đất cho mùa màng bội thu. Cơm nếp đồ của người Mường được đựng trong "cuốp" - một loại cây thân mềm không độc. Cơm nếp bằng "cuốp" giữ được hương thơm và giá trị dinh dưỡng của gạo.

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 2 Cơm nếp đồ - món ăn không thể thiếu của người Mường trong các ngày lễ

Bên cạnh cơm nếp đồ, người Mường có rất nhiều món ăn hấp dẫn khác. Trong các dịp lễ, tết và ngày thường, những món ăn cổ truyền của người Mường rất đa dạng. Có đến hàng chục món đồ cùng đủ loại món luộc, món xào, món nấu, món nướng, món nộm, món dưa.

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 3 Thịt trâu nấu lá nồm vô cùng đặc sắc

Cỗ lá và những đặc trưng khẩu vị của ẩm thực dân tộc Mường

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 7 Theo người Mường món ăn được bày trên lá sẽ trở nên ngon hơn

Mâm cỗ ngày lễ và ngày thường của người Mường được chế biến và bày biện sao cho khéo léo theo cổ truyền. Các món thịt phải được bày trên lá chuối để giữ được vị thơm đặc trưng của thịt. Mâm cỗ phải có đủ giá trị dinh dưỡng, các món ăn với các chất liệu phù hợp, có lợi cho sức khoẻ. Mâm cỗ ngon phải có đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, chát và phải ăn trong không gian thoáng, mát, có bạn hiền và khách quý cùng thưởng thức để trọn vẹn vị ngon và ý nghĩa.

Tuy vậy, người Mường thích ăn những thức ăn có vị chua, vị đắng và chát hơn. Còn vị cay thường được sử dụng riêng làm món độc lập, không xào hoặc nấu lẫn với các thực phẩm khác. Vị ngọt chỉ được thưởng thức qua hoa quả tươi hoặc khi dùng đường, mật kèm các loại bánh có bột.

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình - 8 Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường tuy giản dị nhưng cũng không kém phần tinh tế

Nhắc đến người Mường, không thể không nhắc đến rượu cần. Ngoài những món ăn đã kể trên, trong văn hoá ẩm thực dân gian của người Mường còn có rượu trắng, rượu cần và các loại bánh như bánh chưng, bánh dầy, bánh uôi, bánh ống, bánh ốc nhọn, bánh trôi. Nước từ cây rừng, nước chè cũng được sử dụng phổ biến. Riêng về rượu cần, nó mang trong mình nét văn hoá độc đáo của người Mường từ nguồn gốc xuất xứ, quá trình ủ men, làm rượu và nhu cầu sử dụng trong gia đình, tiếp khách, đám lễ và nghệ thuật uống.

Hiện nay, văn hoá ẩm thực của người Mường được lưu giữ và góp phần quan trọng trong việc tôn vinh văn hoá dân tộc. Nhiều bản làng của người Mường ở Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn và sản phẩm đặc trưng rất được du khách yêu thích.

Ms. Sương Mai

1