Xem thêm

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng 2024 chi tiết từ A-Z

Với những ai đam mê khám phá lịch sử, tìm về cội nguồn, có lẽ chuyến hành trình du lịch Đền Hùng sẽ là lựa chọn phù hợp. Sự kết hợp tinh tế giữa kiến...

Với những ai đam mê khám phá lịch sử, tìm về cội nguồn, có lẽ chuyến hành trình du lịch Đền Hùng sẽ là lựa chọn phù hợp. Sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc độc đáo, câu chuyện lịch sử, khu di tích Đền Hùng nằm trên mảnh đất địa linh nhân kiệt là điểm đến ưa thích của nhiều người mỗi dịp đầu xuân.

I. Giới thiệu về Đền Hùng

Đền Hùng Vương là khu du lịch lịch sử và văn hóa nổi tiếng mà ai cũng đã biết. Thế nhưng Đền Hùng nằm ở đâu, Đền Hùng thuộc tỉnh nào, chứa đựng câu chuyện lịch sử nào thì có lẽ nhiều người còn chưa biết. Thông tin giới thiệu về Đền Hùng dưới đây sẽ trả lời cho bạn.

1. Đền Hùng ở đâu?

Đền Hùng được biết đến là nơi thờ tự các vua Hùng có công dựng nước, nơi lưu giữ nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngày xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nhà nước Văn Lang xưa. Vùng đất này có nhiều sông ngòi, ao hồ, đồi núi lại có những cánh đồng trải dài màu mỡ phì nhiêu, là nơi thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư của người dân, đồng thời là nơi phòng thủ tốt khi xảy ra những xung đột bộ lạc.

Đền Hùng Đền Hùng

Tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, khu di tích Đền Hùng Vương có tổng diện tích lên đến 1.030ha. Đền Hùng gồm nhiều đền thờ nằm từ rải rác từ chân núi lên đỉnh núi gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Khi đến du lịch Đền Hùng bạn còn được hòa mình vào với thiên nhiên, ngắm nhìn nơi đất trời giao hòa. Bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét hoang sơ của rừng nhiệt đới với hơn 150 loài thảo mộc, cây đại thụ hàng ngàn tuổi.

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km, và cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, bạn có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

2. Lịch sử hình thành Đền Hùng

Đền Hùng Vương xưa kia là kinh đô của nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Gắn liền với truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 người con trai, trong đó có 50 người theo mẹ về núi và suy tôn con cả lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, sau đó đặt tên nước là Văn Lang.

Mẹ Âu Cơ đưa con lên núi Mẹ Âu Cơ đưa con lên núi

Còn về lịch sử Đền Hùng theo các tài liệu khoa học, nền móng kiến trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó đến khoảng thế kỷ XV, thời Hậu Lê, toàn bộ khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh với quy mô như hiện nay. Khu di tích Đền Hùng không ngừng phát triển, trùng tu và xây dựng nhiều công trình hạng mục. Như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ…

Đền Hùng thờ ai chắc hẳn không ai là không biết. Đền Hùng được biết đến với văn hóa tín ngưỡng thờ Hùng Vương của dân tộc ta suốt hàng ngàn năm. Với câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam.

Cũng có nhiều tranh cãi về sự tích Đền Hùng xoay quanh về 18 vị vua Hùng. Theo các nhà sử học trong thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm, con số 18 không phải chỉ 18 đời vua Hùng mà là 18 chi (nhánh/ ngành) với tổng lên đến 180 đời vua. Bởi vậy Đền Hùng Vương luôn là biểu tượng linh nghiêm, tôn kính, gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng của dân tộc.

II. Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng 2024 chi tiết

Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa và đặc sắc của dân tộc. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng vạn lượt du khách từ khắp nơi đổ về tham quan và làm lễ dâng hương Đền Hùng.

1. Nên đi đền Hùng vào thời điểm nào?

Theo kinh nghiệm đi Đền Hùng thời điểm đẹp nhất chính là vào dịp đầu xuân năm mới từ tháng 2 cho đến tháng 5. Lúc này tiết xuân khá dễ chịu, có chút se lạnh nên việc di chuyển sẽ không mệt mỏi. Hơn nữa đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội tại Đền Hùng. Do đó, du lịch Đền Hùng vào dịp đầu xuân bạn sẽ được trải nghiệm không khí nhộn nhịp, rộn ràng.

Đi hội Đền Hùng không thể bỏ qua lễ hội chính vào ngày Giỗ Tổ 10/3 Âm Lịch, diễn ra nhiều hoạt động mang tính nghi thức như lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương, cùng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc.

2. Chi phí du lịch đền Hùng

Nhiều du khách lần đầu du lịch Đền Hùng có lẽ không khỏi thắc mắc chi phí đi lại, vé tham quan tại Đền Hùng là bao nhiêu. Thực ra đi du lịch Đền Hùng ngoài chi phí bạn di chuyển để đến đây, bạn sẽ phải thanh toán một số loại vé tham quan và đi xe điện trong khu di tích Đền Hùng bao gồm:

  • Vé vào cửa tham quan khu di tích Đền Hùng: 10.000đ/ người lớn, trẻ em miễn phí
  • Vé tham quan bảo tàng Hùng Vương: 15.000đ/ người lớn, trẻ em miễn phí
  • Vé đi xe điện di chuyển trong khu di tích Đền Hùng dao động từ 15.000- 50.000đ/ khách/ lượt tùy vào nơi điểm đón trả khách.

3. Di chuyển đến Đền Hùng như thế nào?

Đền Hùng nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, với cơ sở hạ tầng phát triển như hiện nay, bạn có thể dễ dàng đến đây bằng đường bộ và đường sắt.

Di chuyển bằng đường sắt

Chỉ khoảng 2 tiếng trên tàu từ Hà Nội bạn đã có thể đến Việt Trì - Phú Thọ. Sau đó tiếp tục đi xe bus số 19 hoặc taxi từ Việt Trì để đến đền Hùng. Hàng ngày có 2 chuyến tàu di chuyển từ Hà Nội đi Việt Trì với lịch trình:

Chuyến tàu Ga Hà Nội Ga Việt Trì Tổng thời gian Giá vé
Tàu YB3 6h10 8h20 2 tiếng 10 phút 42.000 - 57.000
Tàu SP3 22h 23h50 1 tiếng 50 phút 145.000 - 235.000

Giá vé trên có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian mua vé, đối tượng đi tàu và vị trí chỗ trên toa.

Di chuyển bằng đường bộ

Đi du lịch Đền Hùng bạn có thể lựa chọn đi xe máy hoặc oto tự lái qua 2 cung đường:

  • Cung đường 1: Đi theo đường ra sân bay Nội Bài qua cầu Thăng Long sau đó đi ra đường Quốc lộ 2 đến cầu Việt Trì. Từ đây đi tiếp qua trung tâm thành phố rẽ trái khoảng 10km nữa sẽ tới Đền Hùng.
  • Cung đường 2: Di chuyển dọc theo đường quốc lộ 32 đến Ba Vì, sau khi qua cầu Trung Hà tiếp tục đi qua cầu Phong Châu và đi thẳng đến Đền Hùng.

Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng đi xe khách từ Hà Nội đến Đền Hùng từ bến xe Mỹ Đình. Luôn có các nhà xe đi tuyến Hà Nội - Phú Thọ, bạn hãy báo với nhà xe đến Đền Hùng sẽ được đưa đến tận nơi chỉ sau khoảng 2 giờ di chuyển.

Di chuyển tại Đền Hùng

Trong khu di tích Đền Hùng đã khai thác dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe điện từ bãi xe đến các điểm tham quan, với giá vé từ 15.000 - 50.000đ/ người/ lượt. Du khách có thể lựa chọn để đi lại tham quan trong khu di tích dễ dàng, thuận tiện hơn.

Xe điện trong khu di tích Đền Hùng Xe điện trong khu di tích Đền Hùng

4. Các điểm tham quan đền Hùng

Toàn bộ khu di tích Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng thuộc đất Phong Châu, gồm có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, chất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Từ chân núi, bạn sẽ đi qua lần lượt các di tích sau:

Cổng đền: Là nơi đầu tiên bắt đầu đón du khách đến với chuyến hành trình về vùng đất Tổ. Cổng đền được xây dựng vào năm 1917 tức năm Khải Định thứ 2 với kiểu vòm cuốn cao 8,5m có 2 tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Trên cổng đền được trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê, và giữa cổng có đề bức đại tự “Cao sơn cảnh hành” có nghĩa là lên núi cao nhìn xa rộng. Mặt sau cổng đền có đắp hai con hổ mang ý nghĩa là hiện thân canh giữ cửa đền.

Đền Hạ: Đền Hạ gắn liền với sự tích Đền Hùng. Tương truyền nơi đây chính mẹ Âu Cơ đã sinh bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai mang dòng giống Tiên Rồng. Phía sau Đền Hạ vẫn còn lưu giữ dấu tích của giếng “Mắt Rồng” nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng.

Vào thế kỷ XVII - XVIII đền được xây dựng lại trên nền đất cũ. Kiến trúc của đền theo hình chữ “nhị”, gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, nằm cách nhau 1,5m. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu với vẻ đơn sơ, không có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ. Đây là nơi thờ tự long ngai bài vị thờ thần núi, các vị vua Hùng và Tiên Dung, Ngọc Hoa công chúa.

Dưới chân Đền Hạ là Nhà Bia hình lục giác, 6 mái, đặt bia đá có khắc lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch khi về đây thăm Đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang: Ngay cạnh đền Hạ là chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại thừa. Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thời nhà Trần, hiện bên trong chùa còn giữ được 32 pho tượng Phật bằng gỗ sơn son thiếp vàng.

Tương truyền, tên chùa Thiên Quang gắn liền với sự tích khi xưa bà Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồng ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống, bởi vậy nên mang ý nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi.

Trước cửa chùa có cây vạn tuế ba ngọn có tuổi thọ 800 năm. Ba ngọn khi mọc tỏa ra ba hướng tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Và đây cũng là nơi Bác Hồ ngồi trò chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng, trên nóc đắp hình hoa sen, tại đây thờ tự các vị hòa thượng tu hành và viên tịch tại chùa.

Đền Trung: Nằm ở lưng chừng núi, trải qua 159 bậc đá, bạn sẽ đến Đền

1