Xem thêm

Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản: Top 5 Món Nhật Mà Bạn Nên Thử

Ẩm thực Nhật Bản là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất trong tinh hoa ẩm thực thế giới. Với ẩm thực độc đáo và tinh tế từ phương thức chế biến đến...

Ẩm thực Nhật Bản là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất trong tinh hoa ẩm thực thế giới. Với ẩm thực độc đáo và tinh tế từ phương thức chế biến đến cách bày trí, món ăn Nhật Bản khiến du khách khó lòng cưỡng nổi mỗi khi ghé thăm đất nước này. Một chút thanh tao, một chút nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa, mang đậm bản sắc riêng, đã tạo nên nét độc đáo tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang.

1.1 Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản là Sự Kết Hợp Văn Hóa của Nhiều Quốc Gia

Nhìn vào bàn ăn của người Nhật, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đây là sự pha trộn giữa ẩm thực Trung Quốc và các món ăn phương tây kết hợp với những món ăn truyền thống của người Nhật.

Chắc hẳn nhiều bạn không biết, Ramen thực chất là món mì có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được người Nhật khéo léo và sáng tạo thêm thành món mì của riêng mình.

Mỳ Ramen - đặc trưng ẩm thực Nhật Bản

Món Tempura nổi tiếng của Nhật Bản thực chất đến từ Bồ Đào Nha và xuất hiện lần đầu tại Nhật vào thế kỷ 16.

Món thịt nướng kiểu Nhật Yakiniku cũng có nguồn gốc từ phương tây.

Thịt nướng kiểu Nhật Yakiniku

Bên cạnh đó, trên bàn ăn của người Nhật hiện nay, ngoài các món ăn truyền thống thì cũng thường có thêm xúc xích, bánh mì,…những đồ ăn đặc trưng của phương tây.

1.2 Triết Lý "Tam Ngũ" Trong Các Món Ăn Nhật Bản

Điểm đặc biệt không thể bỏ qua khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản chính là quy tắc "Tam Ngũ" - 5 phương pháp, 5 hương vị, 5 màu sắc. Quy tắc "Tam Ngũ" là bí quyết "thần thánh" giúp đầu bếp Nhật Bản chinh phục mọi tín đồ ẩm thực trên thế giới.

Những con số 5 này phản ánh sâu xa hơn nữa sự tôn sùng và yêu quý thiên nhiên của người Nhật.

  • Ngũ vị (Go Mi): ẩm thực Nhật có sự hội tụ đầy đủ mùi vị trong một bữa ăn bao gồm: mặn - chua - ngọt - đắng - umami. Trong đó, umami là vị ngọt tự nhiên của hải sản sống, thịt nướng, nấm hay nước hầm. Đây chính là hương vị tạo cảm giác ngọt lành, thanh mát, tự nhiên cho món ăn Nhật.

Quy tắc "Ngũ vị" trong tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

  • Ngũ pháp (Go Hoo): Khi nấu ăn, người Nhật thường dùng 5 cách chế biến là: Hầm - Nướng - Hấp - Rán - Luộc. Dù các cách chế biến này không có gì mới, nhưng trong ẩm thực Nhật Bản, các phương pháp chế biến sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn để đáp ứng nguyên tắc 5 vị bên trên, đặc biệt là giữ lại được vị umami. Các cách chế biến này được áp dụng trên những thực phẩm tươi ngon nhất, những sản vật theo mùa để đảm bảo hương vị tươi ngon nhất cho bữa ăn và cũng là cách để tôn trọng vòng tuần hoàn phát triển của thiên nhiên. Các món ăn Nhật được chế biến với nhiều phương pháp khác nhau nhưng lại được chế biến với lượng thực phẩm vừa đủ để không có thực phẩm thừa sau bữa ăn.

  • Ngũ sắc (Go Shiki): Trắng - Vàng - Đỏ - Xanh - Đen. Màu trắng bao gồm các nguyên liệu từ cơm, đậu hũ, củ cải, nấm,… Màu đỏ đặc trưng được làm từ các loại thịt, cá, trứng, sò đỏ, thanh cua,…. Màu Xanh thì từ các loại rau củ mang màu xanh. Các loại nguyên liệu như: bí đỏ, cà rốt, trứng cá trích, nhím biển,… sẽ tạo ra màu vàng. Và màu đen (bao gồm cả màu tối như nâu đậm hay tím thẫm) từ thịt nướng, cà tím, rong biển, nước tương. 5 màu cơ bản này khiến bữa ăn trở nên hài hòa màu sắc, ngon mắt và đầy dinh dưỡng. Đã từ lâu, Go Shiki là một nét đẹp truyền thống kể từ khi Phật giáo được du nhập từ Trung Quốc đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Người Nhật tin rằng 5 màu sắc trong món ăn đại diện cho ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ trong tinh hoa ẩm thực của xứ sở Phù Tang.

Quy tắc "Ngũ sắc" (Go Shiki) trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ngoài ra, cách nêm nếm của người Nhật cũng được đi theo thứ tự nguyên âm của bảng chữ cái tiếng Nhật (Sa/shi/su/se/so):

  • Sa: Đường, rượu
  • Shi: Muối
  • Su: Giấm
  • Se: Tương
  • So: Đậu tương miso

Chính vì vậy các món ăn Nhật Bản có hương vị rất riêng, màu sắc cũng rất đẹp mắt, mang đến sự độc đáo riêng cho ẩm thực của người Nhật.

1.3 Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh - Đơn Giản Hóa Cách Chế Biến

Người Nhật có thói quen ăn uống rất lành mạnh, chủ yếu là các thực phẩm ít béo như cá, rau củ, sử dụng ít gia vị và tối giản hóa các bước nấu nướng. Đây cũng là một trong những bí kíp gia tăng tuổi thọ của người Nhật đã được các nhà khoa học công nhận.

  • Người Nhật ăn rất nhiều cá: Thay vì ăn nhiều thịt đỏ (bò, heo) thì người Nhật hầu như chỉ ăn các loại cá biển và hải sản giàu acid béo omega. Loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt đỏ, chứa nhiều nguyên tố vi lượng giúp cơ thể đầy năng lượng mà lượng calo nạp vào cơ thể lại tương đối ít.

  • Ăn nhiều rau xanh: Người Nhật có rất nhiều món ăn được chế biến từ thực vật, các loại đậu, salad,… và cũng thường xuyên ăn trái cây trong các bữa ăn hằng ngày.

  • Đơn giản hóa cách chế biến: Đây là nét đặc trưng trong tinh hoa ẩm thực Nhật Bản. Người Nhật ưu tiên các món sống, hấp, luộc hơn là các món ăn nấu qua lại nhiều lần hay các món nhiều dầu mỡ.

  • Sử dụng ít gia vị: Giữ nguyên hương vị cơ bản của thực phẩm là nguyên tắc vàng trong chế biến ẩm thực Nhật Bản. Họ sử dụng rất ít phụ gia, đặc biệt là muối, điều này giúp cho đồ ăn có vị ngọt, tươi ngon thuần túy.

  • Ăn no đến 80%: Hay còn gọi là phương pháp Hara Hachi Bu. Chỉ cần ăn no đến 80% thì sẽ ngừng ăn dù rất ngon miệng, điều này giúp làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, cơ thể cũng nhẹ nhàng sau khi ăn.

  • Các món lên men là không thể thiếu: Các món như súp miso, nước tương, mơ ngâm, đậu nành lên men là các món ăn không thể thiếu, giúp hỗ trợ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh hơn.

1.4 Các Món Ăn Đặc Trưng theo Từng Mùa

Tinh hoa ẩm thực của người Nhật đặc trưng theo từng mùa, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thiên nhiên 4 mùa, sự tinh tế của người Nhật qua những nguyên liệu cũng như cách trình bày món ăn theo từng mùa.

  • Mùa xuân: Những món nổi bật như cơm nghêu, măng tươi và bánh ngọt làm từ dâu tây và hoa anh đào. Với người Nhật, hoa anh đào là biểu tượng của mùa xuân nên trong các món ăn thường xuất hiện màu hồng đặc trưng này.

  • Mùa hè: Mì ống trúc, mì lạnh, tào phớ,… Các món ăn được chế biến, trang trí đơn giản, tươi mát.

  • Mùa thu: Mùa thu Nhật Bản có rất nhiều món ăn nổi tiếng, đặc biệt là các món ăn từ nấm Matsutake và cá thu đao Nhật Bản, khoai lang, bí đỏ…

  • Mùa đông: Mùa đông của Nhật Bản nổi bật với các món nóng như lẩu, Oden, Các loại cháo như Okayu, Zosui,…Mì Ramen, Các món hầm,..

1.5 Người Nhật Có Nhiều Quy Tắc Ăn Uống Thú Vị - Nét Tinh Tế và Độc Đáo Trong Văn Hóa, Ẩm Thực Nhật Bản

Người Nhật nổi tiếng với sự quy củ và tỉ mỉ trong bất kỳ việc gì, nhất là thưởng thức ẩm thực. Trong ăn uống, họ cũng có nhiều quy tắc mà bạn cần chú ý để tránh sai sót và để lại ấn tượng tốt trong mắt họ.

  • Vị trí ngồi trong bàn ăn: Người quan trọng nhất sẽ ngồi xa cửa nhất. Hãy chờ những người có cấp bậc hơn hoặc người cao tuổi ngồi rồi bạn mới ngồi. Nếu là khách, bạn hãy để chủ nhà chọn chỗ cho mình.

  • Cảm ơn/ mời trước khi ăn: "Itadakimasu" (Xin phép dùng ạ/Cảm ơn vì món ăn) như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó cho bạn. Khi món ăn bạn gọi cần ăn ngay mà người khác chưa có, hãy nói "osaki ni itadakimasu" - "cho phép tôi ăn trước nhé". Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu "gochiso sama deshita" - "cám ơn vì bữa ăn ngon" để trân trọng với đầu bếp và các nguyên liệu chế biến ra món ăn. Đây là nét văn hoá tinh tế trong tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản chú trọng phép lịch sự.

  • Khi rót rượu sake sẽ rót cho người khác trước, sau cùng là chính mình.

  • Không nên để lại bất cứ chút đồ thừa nào vì theo quan niệm văn hóa Nhật Bản phải ăn hết đồ ăn đã dọn ra và ăn cả miếng, tránh dùng răng xé nhỏ. Chính vì vậy, suất ăn của Nhật thường nhỏ và vừa đủ để mọi người không bỏ lại.

  • Người Nhật rất kiêng kị việc chuyền và nhận thức ăn bằng đũa (Vì liên quan đến 1 nghi thức trong đám tang).

  • Không dùng đôi đũa đang ăn để gắp cho người khác, nên dùng đũa mới.

  • Không để đũa lên miệng bát. Người Nhật thường để đũa lên chiếc gác đũa.

  • Tăm xỉa răng thường được để ở nhà vệ sinh trong các nhà hàng ở Nhật (vì phụ nữ Nhật rất ngại xỉa răng trước mặt người khác).

  • Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao, để biểu hiện là bạn đã dùng xong bữa.

2.1 Sushi - Món Ăn Hội Tụ Đầy Đủ Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản

Sushi Nhật Bản là món ăn nổi tiếng mà hẳn ai cũng biết. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, đặc biệt là vào những ngày lễ truyền thống.

Nguyên liệu chính của món ăn này là cơm trộn giấm, kết hợp với các loại thủy hải sản tươi sống như cá ngừ, bào ngư, cá hồi, tôm,... ăn kèm với dưa leo, củ cải muối, trứng tráng, wasabi và nước tương.

Sushi có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau. Đặc biệt còn có các loại đặc trưng cho từng mùa.

  • Mùa xuân người Nhật thường ăn 5 món sushi hải sản, gồm: Hama-guri (làm từ trai biển); Sayori (Làm từ cá biển); Tori-gai (Làm từ sò trứng); Miru-gai (làm từ cua, trai, sò); Kisu (làm từ cá biển đen).

Sushi hải sản Nhật Bản

  • Mùa hè người Nhật thường ăn 4 loại sau: Awabi (làm từ bào ngư); Uzuki (Làm từ cá vược biển); Anago (Làm từ cá chình) và Aji (làm từ cá ngừ).

Sushi Awabi Nhật Bản

  • Mùa thu người Nhật thường ăn 3 loại gồm: Kampachi (làm từ cá kampachi); Kohada (làm từ cá trích, cá mòi); Saba (làm từ cá thu).

Sushi Kohada Nhật Bản

  • Mùa đông người Nhật sẽ ăn: Ika (làm từ cá nục), Aka-gai (làm từ trai biển lớn); Hirame (làm từ cá bơn), Tako (làm từ bạch tuộc).

Sushi bạch tuộc Nhật Bản

2.2 Trà Đạo - Đỉnh Cao Nghệ Thuật Trà Á Đông

Trà đạo được coi là một trong những hình thức nghệ thuật cao nhất trong văn hóa Nhật Bản. Nghệ thuật Trà đạo của Nhật Bản không chỉ đơn thuần là việc uống trà mà còn có các quy tắc nhất định, giúp bạn có cảm giác thư thái, thanh lọc tâm hồn,...

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo của Nhật Bản có 4 quy tắc cơ bản mà người thưởng thức cần phải hiểu là:

  • Hòa: Sự hòa hợp giữ con người và thiên nhà, giữa người thưởng trà và dụng cụ pha trà.
  • Kính: Sự kính trọng với mọi người và với dụng cụ pha trà.
  • Thanh: Sự thanh khiết, bao dung, khiêm nhường.
  • Tịch: Tịnh tâm trong tâm hồn con người, từ đó đem lại cảm giác hạnh phúc.

Nghệ thuật trà đạo của người Nhật nổi tiếng trên khắp thế giới, không ít nơi trên thế giới có các lữ quán, câu lạc bộ giúp bạn trải nghiệm môn "nghệ thuật" này.

2.3 Sashimi - Quốc Thực Xứ Sở Hoa Anh Đào

Tương tự như Sushi, Sashimi cũng là một trong những đại sứ ẩm thực của nước Nhật, nổi danh trên khắp thế giới. Thành phần chính của món ăn này là các loại hải sản tươi sống, giữ được hương vị biển cả rất đặc trưng với màu sắc bắt mắt, ăn kèm với tía tô, củ cải và mù tạt, nước tương.

Sashimi Nhật Bản

Đây là món ăn khai vị thường được mang ra đầu tiên trong các bữa ăn. Sashimi được trang trí tỉ mỉ, rất bắt mắt, thể hiện tay nghề "thượng thừa" của đầu bếp Nhật Bản.

2.4 Tempura - Món Chiên Nổi Tiếng Nhất Của Nhật Bản

Nhắc đến món chiên ở Nhật không thể không nhắc đến Tempura, đây là món chiên nổi tiếng nhất của xứ sở mặt trời mọc.

Nguyên liệu để chế biến món ăn này rất đa dạng, có thể là thủy sản, hải sản và các loại rau củ,… được tẩm bột chiên xù vàng rụm. Điểm đặc biệt là tất cả các loại cá, tôm, rau củ đều phải thật tươi, mới tạo nên sự kết hợp hoàn hảo, vừa giòn, béo bên ngoài nhưng tại tươi ngon bên trong.

Tempura tôm chiên Nhật Bản

Tempura trong ẩm thực Nhật Bản có ý nghĩa chúc trường thọ nên rất được ưa chuộng tại Nhật Bản.

2.5 Rượu Sake - Quốc Tửu Của Người Nhật

Nhắc đến tinh hoa ẩm thực Nhật Bản không thể không kể đến quốc tửu của người Nhật - Rượu Sake. Đối với người Nhật, rượu Sake không chỉ là sợi dây liên kết các mối quan hệ trong cuộc sống với nhau mà còn là cầu nối của họ với thần linh.

Rượu Sake Nhật Bản

Loại rượu này có từ thời cổ đại, làm từ gạo và nước. Mùa đông uống vào sẽ giúp làm ấm cơ thể và mùa hè sẽ được ướp lạnh và thưởng thức như một loại rượu vang thượng hạng.

Đây là những món ăn đặc trưng và tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản. Hãy cùng trải nghiệm và khám phá những hương vị độc đáo và tinh tế của đất nước này!

Source

1